Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
50.294.372 lượt truy cập
148 đang trực tuyến
DŨNG-Truyện ngắn Đào Trường San













DŨNG

Những đám mây mọng nước liên tiếp đuổi nhau chạy về phía Nam. Trời oi và nóng. Phía tây xuất hiện những ráng đỏ. Trong dân gian người ta thường nói ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Năm nay hạn hán nhiều chắc sẽ có mưa lớn mà mưa lớn thường đi đôi với lũ lụt. Nên cứ độ này, người dân sống ven sông ai cũng lo lợp và buộc lại nhà cẩn thận.
Hôm nay bà con đến lợp nhà cho Dũng. Lần nào lợp nhà cho Dũng bà con cũng đến đông bởi quanh năm Dũng giúp đỡ bà con nhiều. Nhà của Dũng không bề thế nhưng chắc chắn. Mái tranh được lợp dày nhưng lâu ngày chưa lợp lại nên mòn vẹt.

Khi căn nhà lợp gần xong cũng là lúc trời chuyển mưa. Lác đác vài tiếng sấm vọng lại kèm theo những ánh chớp sáng loáng. Bỗng từ nóc nhà Dũng buông tay nhảy xuống đất la lớn :

-Chạy, chạy mau bà con ơi, chúng nó bắn. Phải nhờ mấy thanh niên khoẻ mạnh mới có thể giữ được Dũng. Họ đưa anh vào chổ mát. Một hồi sau Dũng tỉnh lại.

Dũng chẳng biết chuyện gì đã xẫy ra. Mọi người đứng xung quanh Dũng khá đông. Họ nhìn anh cười thông cảm và Dũng cười đáp lại.

Dũng vào bộ đội được mấy năm thì bị thương trong một đợt chiến đấu ở gần thị xã Quảng Trị. Vết thương do mảnh đạn cối găm vào đầu. Dũng được đơn vị đưa về tuyến sau điều trị rồi xuất ngũ. Vết thương tuy không lớn nhưng để lại cho Dũng di chứng não. Thỉnh thoảng khi trái gió, trở trời hoặc khi bị xúc động mạnh Dũng thường lên cơn hoảng loạn. Lúc đó Dũng như ở nơi đang đánh nhau. Dũng la, hét. Dũng chạy về phía có tiếng động mà Dũng cho là súng nổ. Dũng đuổi theo những người mang vác dụng cụ mà theo Dũng là mang vác vũ khí. Tội nghiệp mấy chị phụ nữ, mấy người sức yếu chạy không kịp bị Dũng tóm được, đánh cho thật đau. Hôm sau khi nghe người ta kể lại Dũng cảm thấy ân hận. Gặp mấy người bị đánh, Dũng xin lỗi. Bình thường Dũng hiền khô. Đôi lúc Dũng bị mấy em trong làng trêu cho đỏ mặt, tía tai như con gái . Cũng có lần Dũng lên cơn mệt, mấy đứa xấu bụng xúi dục,thằng Tý, con ông chủ tịch xã trêu chọc, ném đất vào người anh. Dũng đuổi theo và đánh cho thằng Tý sưng cả mông. Cũng may nhờ mấy bác nông dân đi làm đồng về can ngăn kịp. Chẳng biết thằng Tý về mách với bố thế nào mà ông chủ tịch xã đâm ra ghét Dũng. Ông chủ tịch xã doạ sẽ cho Dũng biết tay nhưng rồi chẳng thấy ông ta trả đũa.

Từ ngày bước chân về làng, cuộc sống của Dũng và bà con trong xóm cứ dẫm chân tại chổ, không khá lên được. Lác đác vài hộ ở xóm dưới bỏ quê đi vào vùng cao nguyên lập nghiệp. Họ nói ở chổ nào làm ăn được là quê. Dũng nghe mà buồn nhưng nghĩ lại thấy có lý. Mang tiếng là quê hương mà thiếu, đói thì quê có ý nghĩa gì. Ở cái làng này, năm nào cũng hụt trước, hụt sau. Dũng trách mấy ông lãnh đạo xã không biết lo. Ai đời làm lãnh đạo mà chẳng mấy khi thấy các ông xắn quần lội xuống ruộng. Tệ nấu rượu và nhậu nhẹt như một thứ bệnh dịch lây lan mọi nơi, làm tê liệt dần sự lành mạnh vốn có, chẳng thấy xã có biện pháp ngăn chặn. Mặt mày một vài ông cán bộ xã lúc nào cũng đỏ gay như quả cà chua chín, trong lôi thôi, lếch thếch . Vậy mà người ta cứ ra rả cái lập luận xưa hơn trái đất là uống say mới có tình cảm , mới chân thật . Không biết cái tình cảm, cái chân thật của mấy ông say rượu rồi sẽ đi tới đâu. Hết chiến tranh nhưng cuộc chiến giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cũ và cái mới vẫn diễn ra thầm lặng và dai dẳng. Cuộc chiến không có tiếng súng, không đánh nhau bằng vũ khí nhưng người ta đánh nhau bằng thủ đoạn để tranh giành quyền lợi . Mà quyền lợi ở cái xã nghèo này chẳng có chi ngoài mấy đám ruộng cằn. Kẻ nào cơ hội, luồn lách kẻ ấy thắng. Trong chiến tranh, người ta sẵn sàng hy sinh tính mạng cho nhau. Vậy mà trong hoà bình người ta lại tranh giành nhau từng tí một. Cái thời kinh tế thị trường, đồng tiền là thước đo, được người ta đưa lên tột đỉnh. Tất cả cũng vì tiền . Ơ làng bên, hoàn cảnh người ta cũng giống mình vậy mà mấy năm nay đời sống của họ khá lên . Nhiều gia đình xây nhà lầu, sắm tivi, xe máy, trông phát thèm . Dũng không hiểu nỗi. Đôi lúc Dũng cảm thấy chán. Nhưng rồi bản chất người lính trong anh trỗi dậy. Dũng nghĩ phải góp một tay với xã, với bà con để đưa xã thoát cảnh đói nghèo. Tính Dũng xưa nay vẫn thẳng như ruột ngựa, đã nói là làm. Nhiều lần Dũng lên gặp uỷ ban góp ý, tranh cải với mấy ông cán bộ xã. Dũng đưa ra phương án sản xuất nông nghiệp gắn với dịch vụ, phát triển chăn nuôi …Có điều Dũng nói hoài mà chẳng ai nghe. Toàn là những ý kiến bàn ra. Vài người gán cho Dũng là con người của hoang tưởng. Đúng là cái bảo thủ, cái trì trệ níu kéo ghê gớm. Dũng cảm nhận được rằng đại đa số người ta không thích cuộc sống hiện tại nhưng chẳng ai dám làm cái mới, sợ mang hoạ vào thân. Một đôi lần quá bức xúc, tranh cãi gay gắt bị xúc động mạnh,

Dũng nói lung tung. Mấy phần tử xấu được dịp ghép Dũng vào loại tâm thần và xúi dục người khác đừng bao giờ nghe anh nói. Bà con thấy Dũng quá tích cực, rỉ tai, nhắc nhở anh cẩn thận. Thời buổi này ăn nói phải rào trước, đón sau. Thói đời ai cũng ưa nịnh, ưa những lời nói ngọt ngào, nghe khen sướng cái lỗ tai. Mấy ai ưa nghe phê bình, góp ý. Phê bình người ta, bề ngoài họ tỏ vẻ cảm ơn, khen mình thẳng thắn, chân tình nhưng bên trong người ta tìm cách trả đũa. Việc trả đũa, họ làm bài bản lắm, cũng đưa ra tập thể mà tập thể dưới triều đại lâu đời của họ đều là anh em, con, cháu của họ cả. Ở những nơi bị bọn cơ hội lũng đoạn, làm gì có dân chủ thật sự, cấp trên xuống kiểm tra cũng chẳng biết đâu mà lần. Nhiều người bị chết oan là vậy. Dũng hiểu. Nhưng Dũng là một đảng viên . Đã là đảng viên thì phải đấu tranh để bảo vệ cái tốt. Phải thừa nhận rằng sự góp ý của Dũng phần nào cũng có kết quả. Mấy ông cán bộ xã trước đây suốt ngày sặc mùi rượu nay uống ít hơn. Đôi khi họ đang uống rượu hăng hái thấy Dũng đi ngang qua, họ tạm ngưng hoặc nếu uống cũng uống thưa thớt lại. Hiện tượng quậy phá do say rượu có giảm. Người ta nói đó là nhờ công của Dũng. Ông chủ tịch xã có vẻ bớt thành kiến với Dũng. Đôi lúc thấy ông ta ngồi nghe Dũng nói thật chăm chú.

Qua tết. Nhà nông rỗi rãi. Ngoài đồng lúa đã lên xanh. Gió thổi nhẹ. Từng đợt sóng lúa xanh rờn chạy nhốp nhô trông thích mắt. Thời tiết năm nay thuận lợi, mưa, nắng ôn hoà, báo hiệu một mùa bội thu.

Thường những lúc rỗi rãi Dũng hay ghé vào uỷ ban. Hôm nay cũng vậy. Mới tám giờ trong trụ sở ủy ban đã có vài người đợi sẵn. Dũng cẩn thận ngồi vào chiếc ghế gỗ đặt cuối phòng. Chiếc ghế bị mòn nhiều, hơi lắc lư, một vài chỗ đinh nhô ra ngoài. Cố gắng lắm Dũng mới ngồi được yên trên ghế nhưng hai chân Dũng vẫn phải gồng lên để khỏi bị ngả. Một lát sau ông chủ tịch xã bước vào. Chờ mọi ngừơi giải quyết xong việc Dũng mới xin gặp chủ tịch xã. Vừa nhìn thấy Dũng, ông chủ tịch xã nói ngay:

-Có việc gì anh Dũng, nhưng nói lẹ lên, tôi còn đi làm việc khác ?. Ngược lại với thái độ vội vàng của ông chủ tịch xã, Dũng từ từ lấy trong túi áo ra một tờ giấy gấp tư , gói trong hai lớp giấy bóng kiếng cẩn thận , đặt lên bàn , nói:

Thưa chủ tịch, tôi muốn trình bày với chủ tịch một việc, hơi lâu một chút. Ông chủ tịch xã lướt mắt nhìn tờ giấy, lông mày ông ta nhíu lại:

-Anh vẻ gì loằng ngoằng thế ?.

- Dạ đây là phương án phát triễn xã.., Dũng chưa nói hết câu đã bị ông chủ tịch xã cắt ngang :

-Thôi anh tạm cất phương án ấy đi, hôm nay tôi bận đi họp trên huyện, hôm khác ta hãy bàn nhé. Nói rồi ông chủ tịch xin lỗi đứng dậy, xách túi bước ra khỏi phòng mặc cho Dũng còn ngồi lại ở ghế .

Dũng lững thững ra về. Đến chỗ vắng ở khúc cong của con đường cái, nơi con mương chảy qua, Dũng tìm một chỗ khô, mát ngồi nghỉ. Anh mang bản kế hoạch ra coi lại. Đúng là bản kế hoạch sơ sài. Cũng may hôm nay ông chủ tịch xã bận việc nếu không sẽ bị ông ta chất vấn, không trả lời được, khó ăn, khó nói. Bực mình Dũng xé nát tờ giấy, ném xuống mương. Đôi ba mảnh bị nước cuốn dạt vào bờ. Phần còn lại bị nước cuốn trôi dọc con mương. Mỗi mảnh trôi dạt vào một nơi, dần dần ngấm nước, chìm nghỉm. Loáng một lát bản kế hoạch của Dũng biến mất. Phải làm lại bản kế hoạch khác, Dũng nghĩ. Anh đứng dậy, đi về nhà.

Sau lần đó người ta thấy Dũng dành thời gian, nhiều lần ngồi ở nhà viết lách rất chăm chỉ.

Trời mưa. Những cơn mưa giữa mùa thường rất to và dai dẳng. Từ trong nhà nhìn ra bên ngoài chỉ một màu trắng đục. Thỉnh thoảng một cơn gió mạnh thổi qua kéo theo những lớp nước mưa như uốn éo, như nhảy múa, liên tiếp đuổi nhau, hết lớp này đến lớp khác, chẳng bao giờ dứt. Ngoài đường ít thấy người ta đi lại. Hoạ hoằn lắm, mới thấy một đôi người đội mưa đi ngang qua.

Dũng mở tủ lấy bộ quân phục ra, mặc vào. Đây có lẽ là bộ áo quần đẹp nhất của Dũng. Mỗi lần lên uỷ ban hoặc đi họp Dũng hay mặc bộ quần áo này và trông Dũng chững chạc ra. Dũng không quên thò tay vào học bàn lấy ra tờ giấy gấp tư gói cẩn thận trong hai lớp giấy bóng kiếng, nhét vào túi áo.

Trời mỗi lúc một mưa to. Như sực nhớ điều gì, Dũng vội vàng mặc aó mưa, vác cuốc bước nhanh ra khỏi nhà. Dũng đi thẳng một mạch đến bàu Ứ. Cả khu bàu Ứ nước mênh mông. Mấy khúc đường ngắn, gần Đuồi, nước mấp mé mặt đường, đôi chỗ nước bắt đầu tràn qua, có nguy cơ vỡ. Dũng nhanh nhẹn lấy đất đắp lại mấy chổ xung yếu. Dũng làm như không biết mệt. Trời rét mà trán Dũng lấm tấm mồi hôi. Ao quần Dũng ướt sũng nước. Con người của Dũng hình như thích nghi với mưa rét. Làm quần quật vậy mà chưa bao giờ thấy Dũng lên cơn. Nhiều người thấy Dũng làm, khen Dũng sốt sắng với công việc. Họ nói thời buổi này được những người lo việc chung như Dũng quả là hiếm và đáng trân trọng. Cũng có người không thích cho Dũng là kẻ dở hơi. Họ nói có phải việc của mình đâu mà cứ ôm rơm cho nặng bụng. Đối với Dũng khen, chê không thành vấn đề. Làm được điều gì có lợi cho tập thể là anh làm, chẳng cần ai nhắc nhở.

Quá trưa, khi những đoạn đường có nguy cơ nước tràn qua đã hàn xong, Dũng vác cuốc đi về nhà. Lúc này trời đã tạnh mưa. Bầu trời ló ra những mảng sáng báo hiệu đợt gió mùa sắp đi qua. Về tới đầu làng Dũng nhìn thấy hai thanh niên đang cãi nhau. Nhìn kỹ Dũng nhận ra họ. Đó là thằng Tý con ông chủ tịch xã và thằng Lân con mụ Đầm. Hai đứa này thuộc loại nghịch nhất xóm. Thàng Lân đã vài lần bị công an xã gọi lên giáo dục về tội gây rối. Trong tay thằng Lân lúc này là một khúc cây dài, đang giơ lên cao, lăm lăm bổ xuống đầu thằng Tý.

-Không được đánh nhau, Dũng quát lớn. Tiếng quát của Dũng chưa kịp để chúng nghe thì tên Lân đã đánh thằng Tý té xuống đất, máu đỏ dính vào vạt áo. Dũng lập tức đuổi theo. Vừa chạy Dũng vừa hô để tên Lân đứng lại. Chỉ còn cách tên Lân khoảng hai thước, bất ngờ tên Lân quay lại đánh tới tấp vào người Dũng. Mấy nhát đầu Dũng né kịp. Song không may cho Dũng, bùn trơn , Dũng bị té, lợi dụng tên Lân thẳng tay bổ một nhát chí tử vào người anh. Dũng té nhào xuống đường. Tên Lân vẫn không tha cho Dũng. Hắn bồi thêm cho Dũng mấy nhát nữa rồi vứt khúc cây, chạy thục mạng. Nhưng hắn chạy đâu cho thoát. Lúc này bà con ra đứng đầy đường. Người dân ở nông thôn mỗi khi nghe có lộn xộn, thường chạy ra giúp giải quyết sự việc, chẳng ai tò mò đứng coi như dân ở thành phố. Trong nháy mắt tên Lân bị bà con tóm gọn giao cho công an xã. Dũng và thằng Tý được mọi người đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Bà Nam vợ ông chủ tịch xã tất tả chạy đi tìm chồng. Đang họp, ông chủ tịch xã được vợ thông báo con mình bị người ta đánh đưa đi cấp cứu, ông có vẻ bực mình, nói :

- Chắc lại thằng Dũng, cái thằng nổi cơn khùng chứ gì?

- Không phải. Bà Nam phân bua, thằng con mình bị con mụ Đầm đánh, may mà nhờ anh Dũng can thiệp, không thì bị nó đánh cho mềm xương. Ông chủ tịch xã bỏ dở cuộc họp, lấy xe, theo vợ đến bệnh viện. Lúc này thằng Tý con ông, sau khi được các bác sỹ băng bó vết thương đã cho về nhà. Trong phòng cấp cứu chỉ còn lại một mình Dũng. Phía ngoài phòng cấp cứu, nhiều người dân trong làng ra đứng lố nhố. Khi ông chủ tịch đến, mọi người giản ra, nhường chổ cho ông đứng. Bệnh tình của Dũng rất nặng, máu ra nhiều, tính mạng đang bị đe dọa. Ông chủ tịch đứng dựa vào cửa, lộ vẻ lo lắng. Ông khẩn khoản xin bác sỹ cho ông vào phòng thăm Dũng dù chỉ vài phút. Mấy bà con đứng cạnh cửa cũng xin dùm ông. Nói mãi ông bác sỹ đành chấp nhận nhưng ra điều kiện chỉ được vào đứng nhìn, không được gây tiếng động hoặc hỏi han với bệnh nhân. Ông bác sỹ lấy và đưa cho ông chủ tịch xã một chiếc áo blu trắng. Ông chủ tịch xã mặc áo blu trắng vào. Trông ông chủ tịch xã lúc này giống như mấy ông bác sỹ ở phòng cấp cứu. Ông bước đi thật nhẹ và dừng lại bên cạnh giường cuả Dũng nằm. Mặt Dũng tái xanh .Vết thương tiếp tục chảy máu. Các bác sỹ đang khẩn trương làm những thủ tục cần thiết chuẩn bị mổ cấp cứu. Đột nhiên Dũng từ từ mở mắt. Dũng nhận ra ông chủ tịch. Anh cố hết sức đưa tay vào túi áo, lấy ra một gói nhỏ được bọc trong giấy bóng kính đưa cho ông chủ tịch xã. Đôi môi dũng như mấp máy. Hình như Dũng muốn nói điều gì đó nhưng không nói được. Người Dũng lã đi, mạch yếu trở lại .

Ông chủ tịch xã sau khi đưa tay nhận gói giấy của Dũng, được các bác sỹ mời ra ngoài. Chẳng cần bóc gói giấy đó ra xem, ông cũng đã đoán được nội dung của những tờ giấy mà Dũng đưa cho ông. Ông chủ tịch xã cầm chặt gói giấy trong tay. Hình như ông sợ đánh rớt nó. Chưa bao giờ người ta thấy ông trận trọng đến như vậy. Ra khỏi cửa ông quay lại nhìn Dũng. Dũng nằm bất động. Một ông bác sỹ đứng cuối giường khẽ lắc đầu. Mặt ông chủ tịch xã đượm buồn. Nhìn kỹ người ta thấy hai con mắt của ông sau làn kính trắng đỏ hoe.

                                                                                                                      Đ T S


Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
Truyện chọn lọc
22/2413  
Sắp xếp
Xem từ đến
Số bài / trang
TÌNH VÀ NGHĨA--Truyện ngắn Đào Trường San (02-12-22 | 10:52)
GẶP GỠ ĐỒNG HƯƠNG--Thơ Đào Trường San (30-11-22 | 09:53)
CUỘC CHIẾN CÒN LẠI –Truyện ngắn Đào Trường San (23-08-22 | 09:25)
TÌNH VÀ NGHĨA-Truyện ngắn của Đào Trường San (29-10-21 | 13:09)
CUỘC CHIẾN CÒN LẠI-Truyện ngắn: Đào Trường San (30-08-19 | 14:33)
LẦN NÓI DỐI ĐẦU TIÊN- Truyện ngắn của Đào Trường San (19-11-18 | 10:27)
TÌNH BẠN-Truyện ngắn Đào Trường San (17-02-16 | 16:09)
MƯU SINH-Truyện ngắn của Đào Trường San (15-01-16 | 16:09)
GIA ĐÌNH BÀ THÀNH- Chuyện ngắn của ĐÀO TRƯỜNG SAN (28-10-15 | 08:58)
NÓI LẮP-Truyện ngắn của Đào Trường San (14-10-15 | 21:15)
GÁC SÚNG- Truyện ngắn của Đào Trường San (12-10-15 | 21:20)
NHỮNG KHOẢNG LẶNG-Truyện ngắn của Đào Trường San (22-10-14 | 21:18)
MỘT NGÔI SAO BĂNG-Truyện của Đào Trường San (18-10-14 | 15:45)
CHỌN RỂ-Truyện ngắn của Đào Trường San (09-10-14 | 21:10)
ĐỨA TRẺ BỊ LẠC- Truyện của Đào Trường San (23-09-14 | 21:24)
TÌM VIỆC- Truyện ngắn Đào Trường San (06-09-14 | 15:01)
PHẦN KẾT CÓ HẬU-Truyện ngắn của Đào Trường San (06-08-14 | 10:46)
KHÁC BIỆT (29-07-14 | 15:03)
TÌNH ĐẦU-Truyện của Đào Trường San (22-05-14 | 10:01)
CÓ MA- Truyện ngắn của Đào Trường San (27-09-13 | 21:54)
  Trang 1/2: 1, 2  Sau
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất
TÔI VỀ- Thơ Đào Trường San
(10-04-24 | 14:54)
PHÂN BIỆT RÕ RÀNG GIỮA HỒNG TRUNG QUỐC VỚI HỒNG ĐÀ LẠT
(30-03-24 | 20:02)
CHUYỆN VUI NĂM CON RỒNG
(30-03-24 | 15:44)
LÁ RƠI---Thơ Đào Trường San
(29-03-24 | 14:37)
GƯỢNG SỐNG, NƠI CẦN GIÚP ĐỠ
(28-03-24 | 14:14)
CÁC MỐC LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM THÌN
(28-03-24 | 13:59)