Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
49.856.287 lượt truy cập
314 đang trực tuyến
HÀNG XÓM-Truyện ngắn của Đào Trường San












HÀNG XÓM

Bà Huệ sống trong một con hẻm nhỏ. Căn nhà của bà Huệ cũng giống như những căn nhà khác, có chung một hình dáng, một trệt và một lầu đúc. Nhà của bà Huệ chỉ khác nhà hàng xóm là luôn đóng cửa im ỉm. Những ngày đi làm bà đóng cửa đã đành, những ngày nghỉ cũng vậy. Chưa bao giờ người ta thấy nhà của bà mở cửa được một lát, dù chỉ mở he hé. Bà sống ở đây đã lâu nhưng ít khi bà giao du, nói chuyện xởi lởi với ai. Hễ bước ra khỏi cửa là bà cặm cụi đi, không để ý đến xung quanh. Gọi là bà có lẽ cũng vì sự chững chạc, chứ thực ra, bà Huệ còn ít tuổi. Bà có dáng đi nhẹ như con mèo, thanh thoát, mạnh mẽ như con báo. Gặp ai, bà cũng chẳng chào hỏi, cứ đi lướt qua, coi như không quen biết.

Sáng, bà Huệ đi làm sớm và dắt theo đứa con nhỏ, gửi vào trường bán công, tối mịt mới về nhà. Bà có dáng người khoẻ, vạm vỡ như đàn ông. Hai cánh tay của bà to, chắc. Mỗi lần bà xắn tay áo lên, nhìn bắp tay cuồn cuộn cộng với sắc mặt lạnh như tiền của bà, ai cũng khiếp. Bà Huệ có đôi mắt to. Hễ giận ai bà quắc mắt lên là đủ thấy hãi hùng. Bà ít đụng chạm tới người khác nhưng chớ có chọc tức bà. Những lúc bà sôi lên, giọng nói của bà oang oang, giống như chiếc loa Mỹ phát hết công suất, nghe thật dữ dội.

Ở con hẻm này, bà rất ghét ông tổ phó. Thỉnh thoảng ông tổ phó đến mà theo bà là đến quấy nhiễu, lúc thì đến xin tiền dân phòng, lúc thì tiền bão lụt, ái tín…Ông ta đến cũng chẳng bao giờ hẹn trước. Có khi bà vừa đặt chân vào nhà là thấy ông tổ phó theo sau, đôi lúc đang ăn cơm ông tổ phó tới. Các khoản đóng góp bà Huệ lo đầy đủ nhưng bà cứ lẩm nhẩm " nhà tui đâu cần dân phòng, nhà tui đâu có ốm đau, ma chay, lũ lụt gì… mà lúc nào cũng bắt đóng, góp…”

Hàng xóm, ít người biết về gốc gác, lai lịch của bà Huệ, ngoại trừ ông cảnh sát khu vực. Người ta chỉ biết mang máng bà là người miền Bắc di cư, chồng chết và chỉ có một đứa con nhỏ, thế thôi. Sống trong con hẻm này đã lâu nhưng chưa ai nhờ vả, vay mượn, xin xỏ của bà bao giờ và bà cũng vậy. Bà sống khép nép và bất cần hàng xóm.

Sát bên nhà bà Huệ là nhà ông Tánh. Hai nhà chung nhau một bức tường. Cũng bằng diện tích ấy nhưng nhà ông Tánh có số nhân khẩu gấp ba lần nhà bà Huệ. Họ là làng giềng của nhau nhiều năm nay nhưng chẳng ai quan hệ với ai, giống như hai thế giới cách biệt. Đôi lần ông Tánh muốn làm quen với bà Huệ nhưng không được. Hễ thấy ông Tánh hay người nhà ông Tánh qua là bà Huệ lẩn vào trong, gõ cửa, bà không ra mở. Triết lý sống của bà Huệ là"không đụng chạm, không nhờ cậy và tự lo”. Thằng con bà Huệ rất hiếu động. Nó thích sang chơi nhà hàng xóm nhưng bị cấm tiệt. Đúng là khổ cho thằng bé. Thỉnh thoảng nó đứng trong cửa nhìn ra, thấy đám trẻ nô đùa, thèm lắm. Nó muốn đi chơi cùng các bạn nhưng đành chịu. Bà Huệ không cho con tiếp xúc với con nhà người khác.

Lâu lâu cũng có người đến nhà bà Huệ. Đó là những bạn hàng buôn bán với bà ở trong chợ. Khi họ đến, bà cẩn thận dắt xe của họ vào trong rồi nhanh tay khoá trái cửa lại. Bà không muốn để ai nhìn thấy, phiền phức.

Năm nay ông Tánh sửa nhà. Ông dự định xây thêm một lầu nữa để gia đình sinh hoạt được thoải mái. Mọi thủ tục giấy phép đã xong, ông bắt đầu tập kết vật liệu để xây dựng. Biết tính của bà Huệ ông dặn đám thợ xây phải cận thận, đừng đổ gạch, cát qua phía nhà bà Huệ. Khổ nỗi gạch, cát nhiều mà phía trước nhà ông Tánh lại nhỏ, phương tiện chuyên chở phải giải phóng nhanh, đám thợ đành phải san sẻ bớt qua phía nhà bà Huệ trong lúc bà đi vắng. Họ cứ đinh ninh với tốc độ làm việc của họ, đến chiều khi bà Huệ về, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy.

Đùng một cái, bà Huệ về. Nhìn thấy đống cát nằm chình ình trước cửa nhà mình, bà Huệ sôi lên:

-Đất cát thế này làm sao tôi vào nhà được, trời ơi là trời !. Ông Tánh biết có chuyện, chạy ra năn nỉ:

-Chị thông cảm, tôi sẽ cho anh em dọn dẹp ngay, vừa nói ông vừa bảo đám đệ tử tém gọn đống cát để bà Huệ vào nhà. Bà Huệ vẫn chưa hả cơn giận:

-Thế này thì quá đáng, thông cảm cái của khỉ.

-Có to tát gì đâu, ông Tánh phần trần, bà lại lớn tiếng đến như vậy, rồi cũng có lúc bà sửa nhà…

-Sửa hay không mặc kệ tôi, đến lúc đó hãy hay, nói đến đây bà dừng lại lên giọng:

-Tôi chẳng bao giờ làm phiền các ông. Giọng của bà Huệ khi bực lên nghe chát chúa. Nó giống như một lát dao vung lên cao, chém xuống thật đau vào gan, ruột người khác, ít ai chịu đựng được. Đôi ba lần gia đình ông Tánh cũng bị bà Huệ chửi vì nhựng chuyện không đâu vào đâu. Một vài người khác cũng vậy, tốt nhất là đừng chạm vào bà ấy, lúc đó bà Huệ dùng những ngôn từ không có trong từ điển, chịu không nỗi. Biết đôi co cũng chẳng ích gì, ông Tánh giục đám thợ gom nhanh đống cát sang hết phía nhà mình. Bà Huệ bực bội đi vào nhà, đóng sầm cửa lại.

Ông Tánh thường dậy sớm, chạy bộ ngoài công viên. Ông chạy khoảng một giờ thì về. Khi ông chạy về đến đầu ngõ, thường gặp lúc bà Huệ đi làm. Hai người xáp mặt nhau nhưng chẳng ai chào hỏi, giống như người xa lạ. Trước đây ông Tánh cũng có chào bà Huệ nhưng bà ấy không đáp lại, rồi thôi.

Hôm nay, ông Tánh đi tập thể dục về không thấy bà Huệ đi làm. Ông vào nhà, cởi giày, pha ấm trà nóng, ra ngồi thưởng thức ngay trước cửa. Ông có thói quen uống trà một mình và cũng là thú vui của ông .

Từ phiá nhà bà Huệ có tiếng rên. Ông Tánh vểnh tai nghe. Có tiếng rên của người lớn, giống tiếng bà Huệ. Ông Tánh nghĩ trong bụng " chẳng lẽ bà ấy ốm, bà ta to như con voi , mạnh như con hổ, dữ như con gấu…, không thể…”. Mặc kệ, ông rót thêm chén trà tiếp tục nhâm nhi. Hình như tiếng rên mỗi lúc một nhiều hơn. Ông Tánh đứng dậy chạy sang nhà bà Huệ. Ông đứng ngoài cửa, ghé tai vào vách nghe ngóng. Không còn nghe thấy tiếng rên. Ông quay về chỗ cũ uống trà. Bỗng tiếng rên to hơn. Ngoài tiếng rên ông còn nghe cả tiếng kêu đau đớn. "Chắc bà Huệ bị bệnh nặng” ông Tánh lại chạy sang. Lần này ông lấy tay đẩy cửa sổ, nhìn vào. Bà Huệ nằm trên giường rên hư hử. Đứa con của bà ở bên cạnh, luống cuống không biết làm gì, thấy mẹ quằn quoại nó khóc theo. Ông Tánh bảo thằng bé đưa chìa khoá, mở cửa, vào nhà. Trước mắt ông, một bà Huệ mất hết sinh khí, hai con mắt đờ đẫn, trông thảm hại. Bà Huệ muốn nói nhưng không nói được. Hai môi của bà mấp máy, mệt quá lại nằm im. Bàn tay của bà muốn giơ lên nhưng cũng không thể.

Việc đầu tiên, ông Tánh gọi ngay một chiếc xe taxi để đưa bà Huệ vào bệnh viện cấp cứu. Ông còn dặn người nhà mua bánh mì cho con bà Huệ ăn sáng.

Bà Huệ được đưa vào phòng cấp cứu. Hai ngày sau bà Huệ được chuyển sang phòng điều trị. Bà Huệ ở trong bệnh viện khoảng gần một tháng thì xuất viện. Bà bị nhiễm siêu vi nhưng gắng đi làm, đến khi biến chứng thì đã nặng. Theo mấy ông bác sỹ nói, mấy con siêu vi xâm nhập vào cơ thể, được dịp nảy nở, sinh sôi. Chúng tấn công, gặm nhắm từng tế bào, tạo nên những phản ứng dây chuyền, triệt phá sức đề kháng của cơ thể. May mà bà Huệ được ông Tánh đưa vào bệnh viện kịp, nếu để chậm thêm một vài ngày nữa thì tính mạng của bà Huệ khó mà bảo toàn. Nghe mà phát sợ.

Trước mắt bà Huệ là ông Tánh, người hàng xóm của bà. Cả gần tháng nay ông và người thân trong gia đình lúc nào cũng đến thăm bà. Mọi thủ tục điều trị đến tiền bạc ông đều ứng trước, lo cho bà chu đáo. Ông mong bà sớm lành bệnh. Giờ thì bà Huệ thấm thiá "tình làng, nghĩa xóm, đúng là anh em xa không bằng láng giềng gần”. Con mắt to của bà Huệ nhìn ông Tánh với một thiện cảm, giọng của bà nghẹn lại:

-Tui cảm ơn ông và gia đình của ông nhiều lắm, những gì trước đây tôi không phải ông bỏ qua cho. Ông Tánh vui sướng nhìn bà Huệ khỏe mạnh đang phấn khởi cầm trên tay tờ giấy ra viện.

Cả phường Cây Kéo hôm nay tổ chức Tết trồng cây. Từ sáng sớm, già, trẻ, gái, trai trong phường đã có mặt tại điểm tập kết, tiếng gọi nhau í ới. Đã lâu lắm rồi người ta mới thấy một không khí vui tươi và hồ hởi đến như vậy.

Gia đình ông Tánh và gia đình chị Huệ tập hợp thành một nhóm. Họ xúm lại trồng một một cây đa thật đẹp. Giờ thì họ không những là người láng giềng tin cậy mà còn giống như người trong một nhà. Xung quanh, những người hàng xóm của họ cũng đang ươm trồng những mầm xanh. Mấy thanh niên liếc nhìn bà Huệ rồi nói nhỏ với nhau " ngạc nhiên chưa”. Tiếng cười và tiếng nói lẫn vào trong hương sắc của mùa xuân.

                                                                                                   Đ T S


Xem thêm, xin mời vào trang Web:Thienphuoc.com hay Sieu thihanghiem.com

Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
Truyện chọn lọc
22/2412  
Sắp xếp
Xem từ đến
Số bài / trang
TÌNH VÀ NGHĨA--Truyện ngắn Đào Trường San (02-12-22 | 10:52)
GẶP GỠ ĐỒNG HƯƠNG--Thơ Đào Trường San (30-11-22 | 09:53)
CUỘC CHIẾN CÒN LẠI –Truyện ngắn Đào Trường San (23-08-22 | 09:25)
TÌNH VÀ NGHĨA-Truyện ngắn của Đào Trường San (29-10-21 | 13:09)
CUỘC CHIẾN CÒN LẠI-Truyện ngắn: Đào Trường San (30-08-19 | 14:33)
LẦN NÓI DỐI ĐẦU TIÊN- Truyện ngắn của Đào Trường San (19-11-18 | 10:27)
TÌNH BẠN-Truyện ngắn Đào Trường San (17-02-16 | 16:09)
MƯU SINH-Truyện ngắn của Đào Trường San (15-01-16 | 16:09)
GIA ĐÌNH BÀ THÀNH- Chuyện ngắn của ĐÀO TRƯỜNG SAN (28-10-15 | 08:58)
NÓI LẮP-Truyện ngắn của Đào Trường San (14-10-15 | 21:15)
GÁC SÚNG- Truyện ngắn của Đào Trường San (12-10-15 | 21:20)
NHỮNG KHOẢNG LẶNG-Truyện ngắn của Đào Trường San (22-10-14 | 21:18)
MỘT NGÔI SAO BĂNG-Truyện của Đào Trường San (18-10-14 | 15:45)
CHỌN RỂ-Truyện ngắn của Đào Trường San (09-10-14 | 21:10)
ĐỨA TRẺ BỊ LẠC- Truyện của Đào Trường San (23-09-14 | 21:24)
TÌM VIỆC- Truyện ngắn Đào Trường San (06-09-14 | 15:01)
PHẦN KẾT CÓ HẬU-Truyện ngắn của Đào Trường San (06-08-14 | 10:46)
KHÁC BIỆT (29-07-14 | 15:03)
TÌNH ĐẦU-Truyện của Đào Trường San (22-05-14 | 10:01)
CÓ MA- Truyện ngắn của Đào Trường San (27-09-13 | 21:54)
  Trang 1/2: 1, 2  Sau
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất