Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
50.225.871 lượt truy cập
101 đang trực tuyến
MƯU SINH-Truyện ngắn của Đào Trường San














MƯU SINH

Cái tên làng Trọc không biết có tự bao giờ nhưng đã nổi tiếng khắp huyện Châu Long. Làng Trọc lọt thỏm giữa những đồi cát trắng mênh mông, cây cối không trồng được, chỉ thưa thớt những hàng cây phi lao, quanh năm nắng táp, mưa dầm và gió rát.  Có lẽ vì thế mà người ta gọi nó là làng Trọc. 

Chính giữa làng, một khe nước mát chảy qua, chia làng ra hai nửa. Hai bên bờ khe người ta trồng lúa, trồng rau. Nhà cửa cũng mọc lên thưa thớt, nhỏ thó, nom vẻ nghèo nàn. Nhà của gia đình ông Tân nằm trong khu vực đó. 
Ông Tân sinh ra và lớn lên ở làng Trọc. Gia đình ông thuộc loại thuần nông. Ngoài việc làm mấy sào ruộng, nuôi một hai con heo, vài con gà, gia đình ông Tân cũng chẳng biết làm gì thêm. Hễ cày cấy xong, ông lại ngồi nhà. Thỉnh thoảng ông lên rừng chặt vài bó củi đem về đun. Cuộc sống khó khăn cứ bám riết lấy gia đình ông, chẳng bao giờ ngóc đầu lên được. Gia đình ông mấy đời mù chữ. Ông bà, cha mẹ ông mù chữ. Bản thân ông mù chữ. Còn giờ đây, mấy đứa con ông cũng bỏ học giữa chừng.

Trong chiến tranh, làng Trọc nằm giữa hai làn đạn. Đây là vùng giáp ranh giữa ta và địch, chiến sự diễn ra ác liệt, bom đạn trút xuống suốt ngày đêm, không sao kể xiết! Mỗi tấc đất ở làng Trọc trộn đầy mảnh bom, đạn. Dưới lòng đất còn sót lại nhiều bom, mìn chưa nổ, gieo nỗi sợ hãi triền miên.

Hết chiến tranh, người dân của làng Trọc vẫn làm ruộng, chăn nuôi heo, gà và đói nghèo vẫn níu chân họ. Vài năm trở lại đây, làng Trọc xuất hiện một nghề mới, nghề mua bán phế liệu. Lác đác đã có vài gia đình xây được nhà lầu, mua sắm tivi, xe máy. Đầu làng Trọc nổi lên một ngôi biệt thự lớn, lấn át tất cả những ngôi nhà còn lại. Đó là nhà của ông Khánh mà cả làng gọi là Khánh phế liệu, Khánh" bom”. Ông Khánh nhờ mua bán phế liệu mà trở nên giàu có. Giờ thì ông rành rẽ các loại bom, mìn. Ông biết cách đào, bới, trục, vớt bom, mìn lên, cho dù chúng ở đâu. Loại bom, mìn nào ông cũng mua. Ông mua bom, mang về cưa, lấy thuốc nổ, đem bán. Một quả bom to, ông bán được sáu, bảy triệu đồng.

Ông Tân nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, một phần vì trời quá nóng, một phần vì lo lắng cho gia đình. Ông vắt tay lên trán suy ngẫm "chẳng lẽ cứ để nghèo mãi, một số nhà trước đây khổ, nay khá dần lên, có nhà xây, có của ăn, của để. Họ làm được thì mình cũng làm được….”.

Con gà gáy ò ó o, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ngày mới ở làng trọc như có vẻ đến sớm hơn mọi nơi. Những giọt nắng mùa hè như thiêu đốt rải đều khắp làng trọc, rất nóng bức. Ông Tân ngồi dậy. Bà vợ của ông đã dậy trước ông, đang nấu nồi cám heo. Ông Tân đến bên vợ nhỏ nhẹ:

- Chắc nhà mình phải bán bớt con heo!

- Làm gì mà bán vội thế hở ông?- Bà vợ hỏi lại.

- Để mua máy dò mìn - Ông Tân trả lời. Nghe nói đến máy dò mìn, bà vợ ông Tân hiểu ngay là ông muốn đi tìm phế liệu, bà tỏ vẻ dè dặt:

- Đi tìm phế liệu nguy hiểm lắm!

- Người ta làm được thì mình cũng làm được! Họ tìm phế liệu mấy năm nay mà có sao đâu, chỉ giàu lên thì có.

- Thì tuỳ ông!- Bà nói rất khẽ, vừa đủ cho ông nghe, như một lời chấp thuận.

Ông Tân mua về một chiếc máy dò mìn của Trung Quốc. Loại máy này khá phổ biến ở làng Trọc, với ông Tân cũng chẳng còn xa lạ. Nhiều lần ông lân la tìm hiểu, tận tay sờ những chiếc máy dò mìn của mấy người trong xóm. Kiểu máy dò mìn của Trung Quốc rất đơn giản và dễ sử dụng. Chỉ cần nạp pin vào máy, ấn công tắc là máy hoạt động. Khi gặp sắt thép, bóng đèn màu xanh trở nên màu đỏ, khi đó máy phát lên tín hiệu báo động. Chỉ cần có thế, người ta biết ngay là mình sắp gặp những thứ cần tìm.

Ngày đầu tiên hai cha con ông Tân vác máy đi, rất hồi hộp. Ông Tân vác máy đi trước. Thằng Hùng con ông ôm chiếc bao nilon, loại đựng phân urê theo sau. Hai cha con ông Tân đi thẳng lên đồi Bốn Mốt. Đồi này trước đây là căn cứ của Mỹ–Ngụy. Hai bên đường, xác những chiếc xe tăng bị bắn cháy vẫn còn nằm chỏng vó.

Đến chân đồi, hai cha con ông Tân dừng lại nghỉ. Ông Tân đưa máy ra kiểm tra. Ông gắn những cục pin mới vào máy, bật công tắc lên. Đèn tín hiệu màu xanh nhấp nháy. Ông lấy con dao phát ra đặt xuống đất, đưa máy dò đến gần. Đèn tín hiệu chuyển ngay sang màu đỏ, máy kêu ro ro, báo động. Ổn!

Ông chọn những khu vực mà theo ông là có nhiều sắt, thép, chưa ai đặt chân đến để dò tìm. Chiếc máy dò mìn lâu lâu lại phát tiếng báo động. Sau những lần phát ra như thế, hai cha con ông Tân tìm được những miếng phế liệu. Chiếc bao nilon do thằng Hùng xách cứ nặng dần, thằng Hùng có vẻ mệt, thỉnh thoảnh nó kéo lê trên mặt đất. Ông Tân cũng cảm thấy uể oải và họ quay về.

Ông Tân mang bao" chiến lợi phẩm” đến ngay vựa phế liệu để bán. Tất cả cân được hai mươi ký, mỗi ký bán với giá bảy trăm đồng. Vậy là ngày đầu hai cha con ông Tân kiếm được mười lăm nghìn đồng. Quá tốt so với nghề làm ruộng!

Hai cha con ông Tân lại đi lên đồi. Lần này họ đi về phía Tây. Cũng giống như những lần trước, chiếc máy dò mìn lâu lâu lại phát lên tín hiệu báo động. Chiếc bao ni lon do thằng Hùng xách cứ đầy dần sắt thép phế liệu.

Hai cha con ông Tân định về thì chiếc máy lại báo động. Họ lại đào, bới, tìm kiếm. Lần này thì một quả bom thật to lồ lộ hiện ra. Lần đầu gặp phải bom, ông Tân nổi da gà, hét thằng con lui ra xa. Ông mở thật to con mắt nhìn xoáy vào quả bom. Đúng là một quả bom thật, nó vừa mới ló cái đầu ra, còn thân và đuôi đang nằm sâu trong đất. Ông Tân vội xách máy giục con mang bao phế liệu đi nhanh ra đường lớn.

Ông Tân đi thẳng đến nhà Khánh " bom”. Vừa nhìn thấy Khánh, ông Tân vội hỏi ngay:

- Có bom ông mua không?

- Bom gì, to hay nhỏ, ở đâu?- Khánh hỏi lại.

- Cứ đi theo tôi!-Vừa nói ông Tân vừa kéo Khánh đi theo mình. Ông Tân chỉ chỗ quả bom vừa mới tìm thấy cho Khánh xem. Khánh nheo nheo con mắt, rồi như một kẻ sành đời, Khánh bảo:

- Đây là quả bom tạ, loại sát thương, nói đến đó Khánh nhìn thẳng vào ông Tân hỏi gọn lỏn: - Gi á bao nhiêu?

- Tùy ông trả!- Ông Tân trả lời. Khánh lại nheo nheo đôi mắt, lấy tay vỗ vỗ vào vai ông Tân:

- Bốn triệu đồng nhé!- Chỗ quen tôi trả với giá đó, còn người khác tôi mua cao lắm cũng chỉ một, hai triệu.

Ông Tân gật đầu. Thực ra ông Tân cũng không rành với giá cả mua, bán bom, hơn nữa nếu không bán cho Khánh thì cũng biết bán cho ai. Với ông, bốn triệu đồng là lớn lắm. Lần đầu tiên trong đời ông được cầm trên tay một lúc những bốn triệu bạc. Một người làm ruộng đầu tắt, mặt tối như ông có nằm mơ cũng không thấy được. Ông dự định với số tiền bán bom và bán phế liệu gom góp được, ông sẽ sửa lại ngôi nhà, mua một chiếc xe máy Trung Quốc để đi.

Ông Tân và thằng Hùng xách máy và đồ nghề đi lên đồi. Hai cha con ông dự định đi thật xa rồi từ đó dò tìm trở lại. Như vậy đến khi quay về, con đường đi ngắn, đỡ vất vả hơn.

Ông Tân cầm chiếc máy dò mìn, dò tới, dò lui. Từ sáng đến xế chiều, hai cha con ông Tân quần nát cả ngọn đồi. Nếu đo chiều dài những bước chân của hai cha con ông hôm nay chắc phải hơn mấy chục cây số. Mồ hôi vã ra như tắm, ướt đầm vạt áo của hai cha con ông. Vậy mà chưa một lần ông Tân bắt gặp được một mẩu phế liệu. Chiếc máy dò mìn cứ trơ ra, không thèm phát tín hiệu. Chán và mệt mỏi, hai cha con ông Tân ngán ngẩm ra về.

Về đến nhà, ông Tân ngồi thừ ra ghế. Thằng Hùng thấy vậy động viên ông:

-Thôi ba, ngày mai mình đi tìm chỗ khác!

Ông Tân không nói gì. Ông cảm thấy có điều gì vô lý, chẳng lẽ một ngày trời, không tìm được một mẩu cỏn con phế liệu. Chợt ông bảo thằng Hùng:

-Con kiểm tra lại máy!

Thằng Hùng hì hục mang máy ra, đặt giữa nhà. Hùng xem tới, xem lui. Chiếc máy vẫn bình thường, không thấy dấu vết lạ. Hùng bật công tắc lên. Đèn màu xanh nhấp nháy. Hùng đem con dao phát đặt xuống nền nhà và rê chiếc máy lại gần. Vẫn đèn màu xanh nhấp nháy, không có tín hiệu báo động, Hùng nhanh chóng vào tủ lấy mấy cục pin mới ra thay. Công tắc máy được bật lên. Đèn màu xanh nhấp nháy. Hùng đưa con dao phát đến gần. Đèn màu xanh chuyển sang màu đỏ và tín hiệu báo động được phát ra. Hai cha con ông Tân ồ lên. Thủ phạm đây rồi! Họ nhìn nhau cười. Mất toi một ngày công!

Hai cha con ông Tân lại đi. Tội nghiệp bà vợ của ông lúc nào cũng lo lắng, hồi hộp. Lần nào họ ra đi, bà cũng dặn phải cẩn thận. Khi họ đi rồi, bà lặng lẽ thắp nhang cầu khấn trời, phật phù hộ cho họ bình an. Hôm qua, ở xóm dưới, có người đi đào phế liệu gặp phải mìn nổ, cụt mất một chân, đang nằm ở nhà thương. Lần này bà cảm thấy lo lắng hơn, bà cẩn thận gói cơm nước cho chồng con mang theo và cũng không quên nhắc họ cẩn thận.

Hai cha con ông Tân đi về phía đồi Chín Bảy. Đồi Chín Bảy chếch về phía đông và xa hơn những ngọn đồi lần trước. Đúng như dự đoán, tìm kiếm phế liệu ở đây không khó. Mới chưa đầy một buổi sáng mà họ đã nhặt gần đầy bao nilon. Hai cha con ông Tân ngồi nghỉ bên một bụi mây. Ở ngọn đồi này, cây mây mọc lên nhiều và rất tốt. Ông Tân đưa chiếc máy dò mìn tựa vào bụi mây. Bỗng tín hiệu báo động phát ra. Quái lạ! Chẳng lẽ trong bụi mây có sắt, thép! Ông Tân lấy tay kéo giãn bụi mây, đưa mắt nhìn vào. Một vật gì đen đen, tròn tròn nằm trong đó, giống mìn. Ông bảo Hùng lui ra. Ông lấy con dao phát, phát quang mấy nhánh mây. Khi đã trống chỗ, ông cầm nhánh tre khều khều xung quanh vật đen. Bỗng một tiếng nổ khô khốc vang lên. Ông Tân gục ngay tại chỗ. Thằng Hùng hoảng hốt chạy lại dìu ông lên. Máu của ông chảy đầy khuôn mặt.

Sau tai nạn đó, ông Tân bị mù hai con mắt và cụt mất một cánh tay, không đi tìm phế liệu được nữa. Thằng Hùng hoảng sợ tạm ngưng công việc tìm phế liệu. Hàng ngày, Hùng chỉ loanh quanh việc nhà, những lúc rảnh rổi, ai kêu việc gì, làm việc đó. Người ta nói " miệng ăn núi lở ” quả không sai! Gia đình ông Tân lâm vào cảnh khó khăn, chỉ làm được vài sào ruộng, nuôi một, hai con heo, mấy con gà, cuộc sống hụt trước, thiếu sau. Chiếc máy dò mìn, như một vật kỷ niệm, nằm lăn lóc phía sau nhà. Cứ cái đà này kéo dài, cuộc sống gia đình ông Tân chắc khốn khó hơn!

Cả làng Trọc đang bùng phát dịch sốt xuất huyết. Chỉ riêng ở xóm Một, đã gần chục em nhỏ phải vào bệnh xá. Hai đứa con của ông Tân đã bắt đầu có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nếu không kiêng cữ, chữa trị kịp thời dễ sinh ra biến chứng, rất nguy hiểm! Thằng Hùng lo lắng bảo mẹ:

- Mau đưa các em vào bệnh xá đi mẹ!

- Nhưng nhà không còn tiền lấy gì mua thuốc!

- Thì cứ đưa vào đã, mọi chuyện tính sau!- Thằng Hùng nói.

Đúng là mẹ của Hùng rối bời tâm trí. Bà bước tới giường, nơi hai đứa con bà đang nằm. Tội nghiệp chúng. Bà đưa tay sờ lên đầu, lên trán, lên chân của từng đứa con. Đứa nào cũng sốt hầm hập. Bàn tay của bà như chạm phải lò lửa, chạm vào nỗi đau. Nỗi đau như có ngàn, vạn mũi kim châm đang châm vào từng đường gân, thớ thịt, lan tỏa đi khắp cơ thể của bà, làm cho bà cảm thấy lo lắng. Nhìn hai đứa con nằm mệt mỏi, trong túi không dính một đồng xu, bà bối rối thực sự.

- Ừ, đi!- Bà Tân nói.

Hai mẹ con bà Tân đưa hai người bệnh vào trạm xá. Sau khi làm thủ tục nhập bệnh xá, bà Tân ở lại còn thằng Hùng ra về.

Về đến nhà, Hùng ngồi lặng đi trên ghế. Ngồi được một lát, Hùng đi vào buồng, mở tủ ra xem. Trong nhà không còn gì để ăn, hũ gạo cũng gần hết. Tiền thì chắc chắn không có. Ngoài chuồng heo, hai con heo mọi mới nuôi, không có thứ gì đáng giá. Tài sản duy nhất lúc này của gia đình Hùng là ngôi nhà mới xây. Ngôi nhà do tiền phế liệu gom góp được làm nên. Tất nhiên ngôi nhà không thể bán, vì bán thì cả nhà của Hùng sẽ tá túc vào đâu! Ông Tân nghe tiếng chân đi tới, đi lui của Hùng, hỏi:

- Các em sao rồi con?

- Dạ, đã nhập trạm xá rồi, mẹ đang ở bên ấy, chắc không sao!

Hùng dậy sớm. Ông Tân cũng đã dậy từ lâu. Ông ngồi một mình như bức tượng, hướng mặt ra phía cửa. Tư thế ngồi như thế của ông thành nếp rồi, kể từ ngày ông mù hai con mắt.

Hùng đi ra phía sau nhà. Trước mặt Hùng là chiếc máy dò mìn. Hùng cầm chiếc máy lên xem, lấy miếng dẻ lau sạch bụi. Hùng chạy vào trong nhà mang mấy cục pin ra, lắp vào máy, bật công tắc lên. Đèn màu xanh nhấp nháy. Hùng lấy con dao phát đặt xuống đất, đưa máy dò mìn tới gần. Đèn màu xanh chuyển sang màu đỏ, máy phát tín hiệu báo động. Từ trong nhà, tiếng ông Tân hỏi vọng ra:

- Hùng, con làm gì sau đó?

- Dạ, không làm gì!- Hùng trả lời.

Ông Tân nghe tiếng sột soạt quen thuộc. Ông biết thằng Hùng con ông đang định làm việc gì rồi, ông dặn:

- Chớ có đi tìm phế liệu nữa nghe con!

-Dạ!

Biết sự việc của mình bị lộ, Hùng thừ người ra ít phút. Hình ảnh hũ gạo chẳng còn bao nhiêu, hình ảnh hai đứa em nằm trong bệnh xá cứ đeo đuổi Hùng. Hùng nhẹ nhàng xách máy dò mìn lên, dắt con dao phát vào người, vớ túi nilon rồi bước ra cửa thật nhẹ. Cách thềm khoảng bốn thước, Hùng quay đầu nhìn lại. Ông Tân, bố của Hùng vẫn ngồi bất động. Hùng yên tâm bố mình sẽ không biết. Hùng quay người, đi tiếp ra cổng. Từ trong nhà vọng ra:

- Phải hết sức cẩn thận nghe con! Ông Tân vẫn theo dõi từng bước đi của Hùng.

-Dạ!- Hùng trả lời rất khẽ, rồi đi về phía những ngọn đồi.

                                                                                          Đ T S







Xem thêm, xin mời vào trang Web: Thienphuoc.com hay Sieuthihanghiem.com

Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
Truyện chọn lọc
22/2413  
Sắp xếp
Xem từ đến
Số bài / trang
TÌNH VÀ NGHĨA--Truyện ngắn Đào Trường San (02-12-22 | 10:52)
GẶP GỠ ĐỒNG HƯƠNG--Thơ Đào Trường San (30-11-22 | 09:53)
CUỘC CHIẾN CÒN LẠI –Truyện ngắn Đào Trường San (23-08-22 | 09:25)
TÌNH VÀ NGHĨA-Truyện ngắn của Đào Trường San (29-10-21 | 13:09)
CUỘC CHIẾN CÒN LẠI-Truyện ngắn: Đào Trường San (30-08-19 | 14:33)
LẦN NÓI DỐI ĐẦU TIÊN- Truyện ngắn của Đào Trường San (19-11-18 | 10:27)
TÌNH BẠN-Truyện ngắn Đào Trường San (17-02-16 | 16:09)
MƯU SINH-Truyện ngắn của Đào Trường San (15-01-16 | 16:09)
GIA ĐÌNH BÀ THÀNH- Chuyện ngắn của ĐÀO TRƯỜNG SAN (28-10-15 | 08:58)
NÓI LẮP-Truyện ngắn của Đào Trường San (14-10-15 | 21:15)
GÁC SÚNG- Truyện ngắn của Đào Trường San (12-10-15 | 21:20)
NHỮNG KHOẢNG LẶNG-Truyện ngắn của Đào Trường San (22-10-14 | 21:18)
MỘT NGÔI SAO BĂNG-Truyện của Đào Trường San (18-10-14 | 15:45)
CHỌN RỂ-Truyện ngắn của Đào Trường San (09-10-14 | 21:10)
ĐỨA TRẺ BỊ LẠC- Truyện của Đào Trường San (23-09-14 | 21:24)
TÌM VIỆC- Truyện ngắn Đào Trường San (06-09-14 | 15:01)
PHẦN KẾT CÓ HẬU-Truyện ngắn của Đào Trường San (06-08-14 | 10:46)
KHÁC BIỆT (29-07-14 | 15:03)
TÌNH ĐẦU-Truyện của Đào Trường San (22-05-14 | 10:01)
CÓ MA- Truyện ngắn của Đào Trường San (27-09-13 | 21:54)
  Trang 1/2: 1, 2  Sau
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất
TÔI VỀ- Thơ Đào Trường San
(10-04-24 | 14:54)
PHÂN BIỆT RÕ RÀNG GIỮA HỒNG TRUNG QUỐC VỚI HỒNG ĐÀ LẠT
(30-03-24 | 20:02)
CHUYỆN VUI NĂM CON RỒNG
(30-03-24 | 15:44)
LÁ RƠI---Thơ Đào Trường San
(29-03-24 | 14:37)
GƯỢNG SỐNG, NƠI CẦN GIÚP ĐỠ
(28-03-24 | 14:14)
CÁC MỐC LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM THÌN
(28-03-24 | 13:59)