Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
49.827.368 lượt truy cập
202 đang trực tuyến
PHẦN KẾT CÓ HẬU-Truyện ngắn của Đào Trường San






























PHẦN KẾT CÓ HẬU

Hai mẹ con bà Hồng sống trong một căn nhà nhỏ ở xóm Ba, mà nói đúng hơn là sống trong một túp lều. Một túp lều làm bằng tre, mái tranh, vách đất, lọt thỏm vào trong khu đất của nhà ông Bằng.

Bà Hồng sống trong túp lều đó đã nhiều năm. Chồng bà Hồng bị bệnh chết để lại cho bà một đứa con gái năm nay đã mười hai tuổi, ốm nhách. Hàng ngày bà đi cấy thuê, gặt mướn. Đứa con gái của bà sáng đi học, chiều về đi mót lúa hoặc đi lượm củi. Cuộc sống của hai mẹ con họ trôi theo những tháng ngày lam lũ.

Bà Hồng quê ở ngoài Hà Tĩnh, những năm đói kém, bà theo cha vào Quảng Trị kiếm ăn và lập nghiệp nên thông thuộc tập quán ở đây. Giọng nói của bà Hồng đặc sệt Quảng Trị, không lẫn vào đâu được! Giờ thì Quảng Trị thực sự là quê hương thứ hai của bà.

Thỉnh thoảng con gái của bà Hồng sang chơi với con của ông Bằng. Hai đứa trẻ học chung một lớp. Chúng thường gặp nhau để trao đổi bài vở, rất hồn nhiên và thân thiện. Gia đình bà Hồng và gia đình ông Bằng có quan hệ mật thiết với nhau có lẽ cũng nhờ sợi dây tình cảm của hai đứa nhỏ. Họ chưa bao giờ xích mích, to tiếng với nhau. Gia đình ông Bằng cuộc sống tuy khá hơn gia đình bà Hồng nhưng cũng thuộc loại nghèo nhất nhì trong xóm. Ông Bằng có bảy người con đều đang tuổi ăn, tuổi lớn, giống như những con tàu há mồm chờ ăn hàng. Trong bảy đứa con thì có sáu đứa mù chữ, duy nhất chỉ có thằng Nam, đứa con áp út của ông là đi học. Thằng Nam chẳng chơi với con ai, chỉ chơi với đứa con gái của bà Hồng. Chúng thường lui tới để trao đổi bài vở. Nhìn hai đứa trẻ quấn quít với nhau, hai gia đình rất vui. Có lần bà Hồng nói với ông Bằng:" Ước chi sau này gia đình tôi với gia đình ông được làm sui gia với nhau!”.

Bà Hồng lâm bệnh. Cuộc sống của hai mẹ con bà Hồng trở nên túng bấn. Gạo dự trữ cứ với dần, không còn tiền để mua mắm muối. Lúc đầu bà Hồng không cho con nghỉ học, bà cố gượng dậy, làm ra vẻ không hề hấn gì, bắt con đến lớp, nhưng rồi bệnh tình của bà ngày một trầm trọng, không còn đứng lên, ngồi xuống được nữa. Bà Hồng nằm liệt một chỗ. Đứa con gái của bà phải nghỉ học để chăm sóc cho mẹ.

Mấy ngày liền bà Hồng thiếp đi, không ăn uống được. Lúc tỉnh dậy bà nhìn thấy đứa con của bà ngồi bên cạnh. Bà cố đưa tay sờ vào người con. Bà gắng mở to hai con mắt để nhìn con nhưng không tài nào mở nổi. Trong hai con mắt của bà Hồng như có nhiều đám mây xám đen che phủ, nhìn không được rõ nhưng bà vẫn cố gắng nhìn con, thương hại. Tội nghiệp đứa con của bà, cha mất sớm, giờ gặp cảnh éo le. Lỡ bà có mệnh hệ gì, không biết con bà sẽ sống với ai. Nghĩ đến đó bà rùng mình. Hai con mắt đờ đẫn của bà chớp chớp. Một sự lo lắng, một nỗi đau tột đỉnh. Bà không còn khóc được nữa.

Thằng Nam con ông Bằng vẫn chép bài cho con bà Hồng đều đặn. Nam rất thương bạn của mình, lúc này không còn để ý đến chuyện học hành, người gầy rộc đi, giống con mắm lẹp.

Bà Hồng trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh. Khi bà mất, người ta mới biết bà chẳng có người bà con nào trong vùng này. Đám tang của bà Hồng, gia đình ông Bằng lo chu đáo. Cái Hoa được gia đình ông Bằng mang về nuôi. Nhà chật chội nên cái Hoa được ông Bằng bố trí cho nằm trên một chiếc giường tre cùng gian phòng với mấy đứa con của ông. Căn nhà của Hoa mặc nhiên bị bỏ trống.

Một tháng sau, bà dì của Hoa ở Hà Tĩnh vào, xin ông Bằng được mang cháu về quê. Gia đình ông Bằng rất ái ngại nhưng không còn cách nào hơn. Chẳng ai biết bà ấy mang bé Hoa đi đâu, nghe loáng thoáng là về Bảy Vọt.

Chuyện gia đình bà Hồng ở cái đất này coi như đã chấm hết. Ngôi nhà của bà vẫn để y nguyên, giống như một kỷ niệm buồn. Mảnh vườn khoảng mấy mươi mét vuông, lâu ngày cỏ mọc um tùm bao quanh một cái lều mục nát, chẳng còn ai để ý. Chỉ có gia đình của ông Bằng thỉnh thoảng nhìn sang, nhớ đến mẹ con bà Hồng, nhớ đến người láng giềng xấu số.

Thời gian trôi đi rất nhanh. Mới đó mà đã mười mấy mùa trăng. Mấy đứa con của ông Bằng phần lớn đã có gia đình riêng. Nam vẫn ở với bố, mẹ, cùng với mấy đứa em còn lại và tiếp tục đi học.

Sau khi tốt nghiệp trung cấp Nông nghiệp, Nam về quê công tác, nay trở thành ông chủ tịch xã, suốt ngày bận bịu với công việc.

Căn nhà của ông Bằng đã được sửa chữa lại tươm tất, đó cũng là ước nguyện của ông. Hôm làm nhà, nhiều người khuyên ông Bằng lấn sang phần đất của nhà bà Hồng cho đẹp, mảnh đất đó đã thành vô chủ rồi, nhưng ông Bằng không chịu. Ông nói cái gì không phải của mình thì đừng có vơ vào. Thỉnh thoảng ông vẫn bước sang cái chòi và mảnh vườn vắng vẻ của bà Hồng, nhìn một lượt rồi về. Có cái gì đó hụt hẫng, một chút buồn man mác ở trong ông.

Sáng nay chủ tịch ủy ban xã có khách. Đó là cô hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở mới về nhận công tác. Cô đến là để "ra mắt” với địa phương. Tục lệ xưa nay ở đây vẫn vậy, cơ quan, đơn vị đóng ở địạ phương nào thì phải "cậy nhờ” vào địa phương đó, ít nhất là vấn đề an ninh trật tự.

Cô hiệu trưởng tên là Hiền Lương, quê ở tận ngoài Hà Tĩnh và chưa lập gia đình. Ông chủ tịch xã chỉ biết vậy. Ông giới thiệu tình hình của địa phương cho cô biết. Cô hiệu trưởng ngồi nghe một cách chăm chú. Thỉnh thoảng cô hỏi một vài địa danh làm ông chủ tịch ngớ người ra. Nhiều người sống ở đây lâu còn chưa rành ở những địa danh đó. Đám học sinh còn kháo nhau:" Cô ấy biết về Hiền Lương còn hơn dân ở địa phương nữa”. Trong con mắt của ông chủ tịch xã, cô hiệu trưởng là một người trẻ, đẹp, thông minh và dễ mến.

Cô hiệu trưởng làm việc và ăn ở tại trường. Cô sống trong một căn phòng nhỏ, khoảng hai mươi bốn mét vuông, phía sau dãy lớp. Hết giờ học, các thầy cô người ở địa phương về nhà, chỉ còn cô hiệu trưởng ở lại, thỉnh thoảng có đám học sinh và mấy cô giáo ghé thăm. Ông chủ tịch Nam lâu lâu cũng tới trường. Ông quan tâm đến học sinh hay quan tâm đến cô hiệu trưởng, có lẽ là cả hai.

Trời trở nên vần vũ. Những đám mây đen lũ lượt kéo nhau về vây kín cả một vùng trời, ken dày tầng tầng lớp lớp. Mưa như trút nước suốt hai ngày nay. Nước sông Hiền Lương đục ngầu, chảy cuồn cuộn. Từng lớp lau, sậy, củi khô từ trên nguồn đổ về kín cả mặt sông, báo hiệu một cơn lũ lớn sắp xảy ra. Gió thổi ào ào. Từng đợt gió giật liên hồi. Những nhánh cây bị gió đánh gãy kêu răng rắc. Chẳng ai dám bước ra đường. Từ trong nhà nhìn ra, lớp mưa, lớp gió, những nhánh cây đung đưa, bật lên, bật xuống, dễ sợ! Cả khu vực sông Hiền Lương chìm trong con nước, trắng xóa.

Trường phổ thông cơ sở Vĩnh Thành bị tốc mái. Cả xã được huy động để lợp lại trường và làm tổng vệ sinh, cho các cháu sớm được học trở lại. Ông chủ tịch xã lúc nào cũng có mặt. Người ta nói:" Ông quan tâm đến trường còn hơn quan tâm đến nhà ông”. Thực ra thì ông chủ tịch rất lo lắng đến việc công, chứ cũng chẳng riêng gì việc của trường. Ông hết đến chỗ này lại đến chỗ khác để đôn đốc mọi thứ. Một chủ tịch xã năng động và nhiệt tâm như ông thật đáng quý!

Trường phổ thông cơ sở Vĩnh Thành có đám cưới. Một đám cưới tổ chức theo kiểu đời sống mới, đơn giản nhưng vui. Chú rể là Nam, chủ tịch ủy ban xã. Cô dâu là hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở Vĩnh Thành. Ai cũng khen cô dâu, chú rể xứng đôi, đẹp người, tốt nết.

Sau đám cưới, cô dâu về nhà chồng, từ giã cuộc sống độc thân tại trường. Lúc này thì người ta mới biết cô hiệu trưởng tên Hiền Lương ấy chính là Hoa, con bà Hồng ngày nào. Cả xóm Ba này chẳng ai nhận ra bởi vì Hoa bây giờ là một cô thanh nữ mập mạp, trắng trẻo không ốm nhom, ốm nhách, đen đúa như ngày xưa.

Khi được bà dì mang về quê nuôi nấng, cho ăn học, lúc làm lại hồ sơ, giấy tờ, Hoa nói với dì ghi thêm cái tên bí danh là Hiền Lương, để kỷ niệm mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn. Giờ đi đâu cô cũng nói tên của mình là Hiền Lương.

Sống chung với gia đình chồng khoảng hai năm thì họ ra ở riêng. Hai người làm nhà trên phần đất của bà Hồng ngày trước. Căn nhà ọp ẹp bằng tre thuở xưa được thay bằng nhà xây, khang trang và chắc chắn. Chính giữa gian nhà là bàn thờ tổ tiên và thờ bà Hồng.

Ông Bằng đã hơn tám mươi tuổi. Ông yếu nhiều nhưng vẫn còn minh mẫn. Hai vợ chồng ông Bằng sống chung với đứa con út. Hôm Nam và Hiền Lương về nhà mới, ông Bằng qua chủ trì buổi lễ tân gia. Ông thắp mấy nén nhang, đứng trước di ảnh của bà Hồng lâm râm khấn:" Vậy là ước mong của bà đã thành hiện thực rồi đó! Con tôi và con bà đã thành vợ chồng. Gia đình tôi và gia đình bà đã là sui gia của nhau...”

Ông Bằng run run cắm mấy cây nhang vào bát thờ. Những làn khói trắng bay lên, quyện lẫn vào nhau. Nam và Hiền Lương, đứng lặng ở hai bên, nhìn lên bàn thờ. Trên tấm hình, bà Hồng như đang mỉm cười mãn nguyện.

Căn nhà đầy ắp mùi thơm phức của hương trầm.

                                                                                                             Đ T S


Xem thêm, xin mời vào trang Web: Thienphuoc.com hay Sieuthihanghiem.com

Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
Truyện chọn lọc
22/2412  
Sắp xếp
Xem từ đến
Số bài / trang
TÌNH VÀ NGHĨA--Truyện ngắn Đào Trường San (02-12-22 | 10:52)
GẶP GỠ ĐỒNG HƯƠNG--Thơ Đào Trường San (30-11-22 | 09:53)
CUỘC CHIẾN CÒN LẠI –Truyện ngắn Đào Trường San (23-08-22 | 09:25)
TÌNH VÀ NGHĨA-Truyện ngắn của Đào Trường San (29-10-21 | 13:09)
CUỘC CHIẾN CÒN LẠI-Truyện ngắn: Đào Trường San (30-08-19 | 14:33)
LẦN NÓI DỐI ĐẦU TIÊN- Truyện ngắn của Đào Trường San (19-11-18 | 10:27)
TÌNH BẠN-Truyện ngắn Đào Trường San (17-02-16 | 16:09)
MƯU SINH-Truyện ngắn của Đào Trường San (15-01-16 | 16:09)
GIA ĐÌNH BÀ THÀNH- Chuyện ngắn của ĐÀO TRƯỜNG SAN (28-10-15 | 08:58)
NÓI LẮP-Truyện ngắn của Đào Trường San (14-10-15 | 21:15)
GÁC SÚNG- Truyện ngắn của Đào Trường San (12-10-15 | 21:20)
NHỮNG KHOẢNG LẶNG-Truyện ngắn của Đào Trường San (22-10-14 | 21:18)
MỘT NGÔI SAO BĂNG-Truyện của Đào Trường San (18-10-14 | 15:45)
CHỌN RỂ-Truyện ngắn của Đào Trường San (09-10-14 | 21:10)
ĐỨA TRẺ BỊ LẠC- Truyện của Đào Trường San (23-09-14 | 21:24)
TÌM VIỆC- Truyện ngắn Đào Trường San (06-09-14 | 15:01)
PHẦN KẾT CÓ HẬU-Truyện ngắn của Đào Trường San (06-08-14 | 10:46)
KHÁC BIỆT (29-07-14 | 15:03)
TÌNH ĐẦU-Truyện của Đào Trường San (22-05-14 | 10:01)
CÓ MA- Truyện ngắn của Đào Trường San (27-09-13 | 21:54)
  Trang 1/2: 1, 2  Sau
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất