Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
49.846.029 lượt truy cập
371 đang trực tuyến
NĂM HỔ NÓI CHUYỆN HỔ

NĂM NHÂM DẦN, NÓI CHUYỆN HỔ


Hổ là loài vật mà cả thế giới đều biết đến vì hổ có mặt khắp nơi với dáng dấp đặc biệt ấn tượng, nhanh nhẹn, mạnh mẻ và rất đáng sợ với mọi đối thủ, vì vậy nên hổ được gọi là chúa tể rừng xanh. Với Hổ ít ai gọi cộc lốc mà rất tôn kính như ông Hổ, ngài Hổ…nói lên sự oai phong của loài vật này. Hổ còn gọi là Hùm, Ông ba mươi, là loài động vật chuyên ăn thịt, chiều dài thân trong khoảng từ 180 cm đến 280 cm, đuôi hổ dài 90 cm, cơ thể  nặng đến 272 kg. Hổ rất khỏe, chạy nhanh, có thể bắt con mồi nặng hơn nó nhiều lần, có thể săn bắt trên cạn, hay bơi dưới nước từ vài cây số còn có thể trèo cả trên cây, rất đa năng, rất đáng sợ.

Trước đây, hổ là loai động vật xuất hiện  phương Bắc, di cư dần xuống phía Nam. Ngày nay, Hổ chủ yếu phân bố ở khu vực châu Á bao gồm:  Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, khu vực ba nước Đông Dương, Indonexia, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hổ sống trong rừng sâu, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, bò…,vv… Hổ cũng có thể bắt ăn thịt các loại con mồi cỡ lớn hay cỡ nhỏ, tùy theo hoàn cảnh cho phép và khi cần thiết để giải quyết nhu cầu ăn uống của hổ hàng ngày.

CÁC LOẠI HỔ CÓ TRÊN THẾ GIỚI

Loài hổ trên thế giới có từ lâu và cũng là một trong những loài thú rất đáng sợ đối với các con vật khác. Hổ rất dễ để nhận ra do hổ có hình dáng và bộ lông khác biệt với nhửng con vật khác. Trên thế giới trước đây hổ có nhiều, sống rải rác ở nhiều khu vực.

Tuy nhiên cũng thật lạ, cho đến nay không có một số liệu thật chính xác nào về loài hổ. Cho đến thời điểm hiện tại, người ta đã xác định hổ có 9 loại, song đã có 3 loại hổ bị tuyệt chúng, số hổ còn lại cũng thưa dần và đang đứng trước nguy cơ sẽ không còn nếu không có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ.

Các loại hổ mà loài người đã biết đến như sau:

1-Hổ Hoa Nam(Panthera tigris amoyensis) là loại hổ có nhiều ở vùng Hoa Nam Trung Quốc. Loài hổ Hoa Nam đang nằm trong tình trạng rất nguy hiểm và cũng gần như sẽ bị tuyệt chủng. Con hổ cuối cùng được biết đến ở miền nam Trung Quốc đã bị bắn hạ vào năm 1994, trong hai mươi năm gần đây nhất, người ta không nhìn thấy một con hổ còn sống nào trong khu vực đó nữa. 

Vào năm 1959, Chủ Tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc tuyên bố rằng hổ là một con vật có hại, không được bảo vệ và số lượng của chúng đã nhanh chóng giảm từ khoảng 4.000 con xuống còn khoảng 200 con trong năm 1976.

Đến năm 1977, Chính phủ Trung Quốc nhìn nhận lại vấn đề, đã sửa đổi lại luật, cấm việc giết loài hổ hoang dã, việc bảo vệ loài hổ được đặt ra nghiêm túc nhưng có lẽ đã quá muộn để có thể bảo vệ loài hổ hoang dã ở đây.

 Trung Quốc, theo số liệu khó kiểm chứng, Hổ Hoa Nam giờ chỉ còn 59 con hổ đang nuôi, chúng chỉ sinh được có sáu con. Vì thế, tính đa dạng di truyền không được duy trì, làm cho khả năng tuyệt chủng vĩnh viễn cũng trở nên khá rõ nét.

2-Hổ Sumatra (Panthera tigris sumatrae). Là loại hổ được tìm thấy ở đảo Sumatra của Indonesia. Quần thể hổ hoang dã có khoảng 400 đến 500 con, nằm chủ yếu ở 5 vườn quốc gia trên đảo.  Tuy nhiên cũng giống như ở các nới khác, sự phá hủy môi trường sống, nạn săn bắt, mua bán động vật hoang dã tràn lan là mối đe dọa chính cho sự tồn tại của quần thể này (việc săn bắt thậm chí còn diễn ra trong các vườn quốc gia nằm dưới sự bảo vệ), có đến 66 con hổ đã bị bắn giết trong những năm từ năm 1998 đến năm 2000 chiếm gần 20% tổng số hổ .

3-Hổ Siberi (Panthera tigris altaica), còn gọi là hổ Amur hay hổ Mãn Châu(Trung Quốc gọi là hổ Đông Bắc). Tn bộ số hổ Siberi sinh sống trong khu vực rất bị hạn chế của miền đông nước Nga, hiện nay hổ Siberi đang được bảo vệ.

Trong tự nhiên, hổ Siberi có ít hơn, trước đây có khoảng 400 con, giờ đã tăng lên đươc 540 con. Trong tương lai, quần thể này khó tồn tại về mặt di truyền, do thảm họa tiềm ẩn của việc lai cùng dòng. Hổ Siberia là nòi hổ có kích thước lớn nhất với con đực thường dài trung bình 2,7 mét và nặng khoảng 360 kg, bộ lông dày và những đường vằn lớn màu vàng nhạt.

4-Hổ Mã Lai (Panthera tigris jacksoni, đồng nghĩa: Panthera tigris malayensis),tiếng Mã Lai: Harimau Malaya), được tìm thấy tại khu vực phía Nam của bán đảo Mã Lai.

Hiện tại, người ta ước tính có khoảng 600-800 cá thể hổ Mã Lai trong tự nhiên, trở thành quần thể hổ lớn thứ ba, chỉ sau hổ Bengal và hổ Đông Dương. Tuy nhiên, nó vẫn là phân loài đang gặp nguy cấp. Về kích thước, trọng lượng và sức mạnh thì nó gần giống như hổ Đông Dương.

5-Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti), được thấy ở Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaisia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam . Hổ Đông Dương ước tính có khoảng từ 1.200 đến 1.800 con. Hổ Đông Dương hiện sống nhiều nhất ở Malaysia, nơi việc săn bắn trộm bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng chúng cũng  nằm ở mức nguy hiểm cao do sự phân tán nơi sinh sống và lại cùng dòng. Tại Việt Nam, tình hình không tốt lắm, gần 3/4 số lượng hổ đã bị giết hiện còn lại rất ít.

6-Hổ Bengal (Panthera tigris tigris) được tìm thấy trong rừng già và đồng cỏ của Bangladesh, Ấn Độ, BHutan, Trung Quốc và Nepal. Loại hồ này thuộc con vật quốc gia của cả Bangladesh và Ấn Độ.

Số lượng hổ hoang dã ước tính có khoảng dưới 2.000 con, phần lớn chúng sống ở Ấn Độ và Bangladesh. Hổ Bengal này phải chịu nhiều áp lực để sinh tốn từ việc thu nhỏ môi trường sống tới việc săn bắn trộm ngày một trầm trọng. Ở Ấn Độ, một dự án bảo tồn loài hổ được bắt đầu từ năm 1972,nhưng không đạt được những thành công đáng kể trong việc bảo vệ loài hổ này.

7-Hổ Bali (Panthera tigris balica).Loại hổ này có trên đảo Bali. HBali cũng bị săn bắn nhiều cho đến khi tuyệt chủng. Con hổ Bali cuối cùng được cho là bị giết ở Sumbar Kima, tây Bali vào ngày 27tha1ng 9, năm 1937; nó là một con hổ cái trưởng thành. Không có một con hổ Bali nào còn sống trong tình trạng nuôi nhốt. Hổ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo của đạo Hindu ở Bali. 

8-Hổ Java (Panthera tigris sondaica) đã tồn tại trên đảo  Java của Indonesia. Hổ Java này đã bị tuyệt chủng từ những năm thập niên 1980,  hậu quả của việc săn bắt tràn lan và phá hủy môi trường sống. Con hổ cuối cùng được nhìn thấy vào năm 19790. 

9-Hổ Caspi hay hổ Ba Tư (Panthera tigris virgata) đã tuyệt chủng từ những năm cuối thập niên 1960, với con cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1968. Trước kia, chúng phân bố ở Afganistan, Iran, Irac, Pakistan, các nước Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tóm lại, hổ là một loài vật được con người săn bắt, buôn bán nhiều và rất đáng ngại. Nhiều nước đang nuôi nhốt nhiều con hổ để giết. Ở Mỹ theo ước tính có khoảng 5000 con hổ nuôi nhốt. Ở Liên minh châu Âu có khoảng 850 con hổ nuôi nhốt. Lào cũng là nước gia tăng việc nuôi nhốt hổ.. Số hổ nuôi nhốt chủ yếu để giết mổ nấu cao hổ cốt, lấy răng nanh, lấy da để bán thu lợi lớn, càng kích thích việc săn bắt hổ hoang dã. Số hổ hoang dã ở trên thế giới còn lại với số lượng rất ít và với tình trạng săn bắt, mua bán bất hợp phát sôi động như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa hổ hoang dã sẽ không còn. Muốn bảo tồn loài thú hiếm này thì các nước cần phải chung tay để bảo chúng.

HỒ Ở VIỆT NAM

 Hổ là loài vật không lạ lẫm gì với người dân trong nước Việt Nam . Trước đây ở Việt Nam, hổ có khá nhiều, ngoài hổ các loài động vật khác như hươu, nai, lợn rừng, chồn, cáo… cũng lắm. Trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, bom đạn hủy diệt, rừng bị chất độc da cam tàn phá,  nạn săn bắt thú rừng nhất là hổ tràn lan, môi trường biến đổi lớn , rừng bị thu hẹp dần, các loài thú kể cả hổ giờ đây không còn nhiều.

Hổ ở Việt Nam thuộc nhóm hổ Đông Dương, nhưng do môi trường sống bị thu hẹp, nạn săn bắt tràn lan, không kiểm soát được, nên hổ bị giết chết, bị săn bắt nhiều, dần cạn kiệt và gần như bị tuyệt chủng.

Lúc trước, hổ sinh sống ở khắp vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và hải đảo của nước ta. Những địa danh  nổi tiếng có nhiều hổ sinh sống như ở Ba Chẽ (Quảng Ninh), Quản Bạ (Hà Giang), Dốc Cun (Hòa Bình), Mường Nhé (Lai Châu), Ba Rền, U Bò, Trúc (Quảng Bình), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Phú Yên, Khánh Hòa, KBang (Gia Lai), Sa Thầy (Kon Tum). Cái thời khi rừng già còn ngút ngàn, rừng ở ngay trước mặt nhà, các loài động vật có nhiều lắm, rất phong phú về chủng loại, trong đó có hổ. Thỉnh thoảng hổ xuống đồng bằng bắt trâu, bò, lợn kể cả bắt người để ăn thịt gây hoang mang cho người dân nhất là ở vùng miền Trung. Để đối phó với hổ, nhiều làng ở miền Trung đã hình thành đội quân bắt hổ với những cách bắt hổ(cọp) rất độc đáo và hiệu quả nỗi tiếng cả trong Nam ngoài Bắc như làng Thụy Ba, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị hay làng Dùi Chiêng, nay là thôn Dùi Chiêng, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam

Một thực tế đáng buồn là quần thể hổ suy giảm nhanh chóng từ khoảng 400 cá thể vào những năm 1970 xuống còn khoảng 200 cá thể vào năm 1998. Cũng trong thời điểm này, tổ chức động vật hoang dã thế giới thống kê được 47 điểm tại Việt Nam có hổ sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng Nam, Kon Tum, Đắc Lắc. Đến năm 2010, công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam ước tính có ít hơn 50 cá thể hổ còn sống ngoài tự nhiên.

Năm 2011, theo khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật tại 6 tỉnh Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Điện Biên, Kon Tum và Đắc Lắc, ước tính quần thể hổ hoang dã chỉ còn khoảng từ 27 đến 47 cá thể (bao gồm cả các cá thể ở khu vực chung biên giới với Campuchia và Lào).

Đến năm 2015, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xác định  Việt Nam chỉ còn dưới 5 cá thể hổ ngoài tự nhiên.

Tổ chức động vật hoang dã thế giới (WWF) ước tính ở Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 30 con hổ sống trong môi trường hoang dã trong tổng số 3.200 con trên toàn thế giới. Theo những số liệu trên, chứng tỏ con số hổ ở Việt Nam còn lại bao nhiên trong môi trường thiên nhiên cũng chưa xác định được chính xác, chỉ biết là hổ không còn nhiều, chúng sinh sống trong rừng già thuộc biên giới ba nước Đông Dương nên khó xác định.

Mới đây, sáng 4-8-2021, các lực lượng công an, kiểm lâm tỉnh Nghệ An kiểm tra tại nhà ông Nguyễn Văn Hiền, 39 tuổi và nhà bà Nguyễn Thị Định 50 tuổi tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, phát hiện trong nhà hai hộ này nuôi nhốt 17 con hổ trái phép,mỗi con hổ nặng trên dưới 200kg. Số hổ trên được chuyển về khu sinh thái Mường Thanh, Diễn Lâm, huyện Diễn Châu để chăm sóc, tuy nhiên 8/17 hổ đã bị chết. Bước đầu, hai gia đình này khai mua hổ từ Lào khi chúng còn nhỏ rồi đem về nuôi nhốt nhiều năm qua. Vụ việc đang được ngành chức năng điều tra làm rõ.

Ngày 6 tháng 1 năm 2021, phòng cảnh sát Môi Trường, công an Thái Nguyên, kết hợp với công an thị xã Phổ Yên, phát hiện ông Ngô Văn Quân, sinh năm 1971, ở xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, là Phó Bí Thư Đảng ủy, Chủ Tịch UBND xã Tiên Phong, giết mổ buôn bán hổ trái phép, thu giữ 1 bộ xương hổ, 2 bộ da hổ, 1 xa1x hổ đông lạnh, 1578 cao thành phẩm, tạm giữ ông Quân để điều tra làm rõ.

Qua những vụ việc này, càng minh chứng, số hổ hiện tại ở Việt Nam hay ở ba nước Đông Dương rất khó xác định, chỉ biết là số hổ không còn nhiều. Nếu các nước trong đó có chúng ta, không có một quyết sách đúng đắn để bảo tồn thì hổ ở Việt Nam sẽ bị xóa sổ là lẽ đương nhiên, không có gì để bàn cãi.

                                             Sưu tầm

 

Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
Trang viết của bạn đọc
20/2412  
Sắp xếp
Xem từ đến
Số bài / trang
CƠ THỂ CON NGƯỜI,CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT HẾT (03-10-22 | 09:51)
NĂM HỔ NÓI CHUYỆN HỔ (29-09-22 | 09:44)
CẨN THẬN VỚI TỎI TRUNG QUỐC (02-09-19 | 14:45)
NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN KHỈ (02-07-19 | 10:48)
NĂM CHÓ NÓI CHUYỆN CHÓ (02-07-19 | 10:05)
NĂM KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN HEO (25-06-19 | 16:25)
Nắm Gà ,nói chuyện Gà (24-06-19 | 14:39)
NĂM CHÓ NÓI VỀ CHÓ (24-02-18 | 14:04)
Lãi vay quá cao-Sản xuất khó khăn (01-06-14 | 11:34)
Cho vay với lãi suất 3% của ngân hàng Đầu tư và Phát triển, cần nhân rộng (30-05-14 | 16:33)
NHẬT KÝ-MỘT NGÀY (02-09-13 | 16:47)
Vườn bí ngô khổng lồ (16-12-11 | 08:11)
BÀI VIẾT CỦA PHAN TÙNG SƠN (06-03-11 | 21:01)
Viết về một Sơ ở THIÊN PHƯỚC (10-02-11 | 15:41)
THƠ CỦA LÊ ĐỨC HIỀN (21-12-10 | 09:00)
bài của PHAN TÙNG SƠN (06-12-10 | 14:10)
Bài viết của một bạn đến thăm Thiên Phước (27-09-10 | 21:53)
Cảm nhận về THIÊN PHƯỚC (26-09-10 | 21:03)
BÀI CỦA QUỲNH PHƯƠNG VỀ THIÊN PHƯỚC (26-09-10 | 20:57)
Cảm nghĩ về Thiên Phước của bạn Lê Trần Vũ Luân (02-02-10 | 10:23)
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất