Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
50.718.244 lượt truy cập
102 đang trực tuyến
ẤN TƯỢNG VỀ MỘT TRUNG TÂM TỪ THIỆN

            ẤN TƯỢNG VỀ MỘT TRUNG TÂM

                    NUÔI TRẺ KHUYẾT TẬT

 

Tôi gặp chị Bảy tức chị Trương Thị Lợi một vài lần trong các hoạt động của người khuyết tật ở thành phố và đã có ý định sẽ đến thăm trung tâm của chị mãi đến ngày hôm nay mới có thể thực hiện được.

Trời chiều ngày 8 tháng 4 năm 2010 rất nắng. Cái nắng của lúc chuyển mùa rất khó chịu. Người cứ nóng hầm hập. Tuy vậy, khi vào đến trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật quận 4, nằm ở số 91 Nguyễn Khoái, quận 4, trong người tôi lại cảm thấy dễ chịu, quên mất cái nắng nóng vây quanh.

 

Chị Bảy, phó giám đốc trung tâm tiếp tôi ngay tại phòng làm việc. Sau mấy câu chào hỏi, chị cho biết, trung tân giáo dục trẻ khuyết tật quận 4 được thành lập năm 1989, do Hòa thượng Thích Từ Giảng, trụ trì Linh Quang Tịnh Xá, quận 4,  sáng lập. Lúc đầu có 40 em. Có thời điểm lên đến 200 em. Hiện chỉ còn 80 em. Tất cả các em đều là những trẻ khuyết tật ở trong thành phố nhưng phần đông là ở quận 4. Các em mang trong người nhiều bệnh tật như bệnh tâm thần, câm, điếc, bệnh Down.., gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Lý do giảm sút số lượng là thời gian gần đây, quận 4 nhiều khu vực bị giải tỏa, gia đình của các em phải sơ tán đi nơi khác, xa địa bàn quận 4,  nên không gửi con vào trung tâm nữa.
Kinh phí dùng để nuôi, dạy các em chủ yếu là nhờ phật tử và các nhà hảo tâm vãng lai đóng góp. Ủy ban nhân dân quận 4 ủng hộ cho trung tâm mỗi năm được 15 triệu đồng. Nhìn chung là kinh phí còn hạn hẹp và chưa thực sự chủ động. Tuy vậy trung tâm vẫn hoạt động tốt. Toàn bộ các em vào đây đều được chăm sóc nuôi dạy miễn phí. Trung tâm nuôi dạy các em theo hình thức bán trú, nhận các em từ 7giờ 30 đến 4 giờ 30 thì gia đình đến đưa các em về nhà. Các em được ăn cơm trưa và ăn xế. Ăn xế tức là sau khi các em ngủ trưa dậy, trung tâm cho các em ăn thêm sữa chua cùng với sữa hoặc với bánh, bảo đảm cho các em đủ chất dinh dưỡng. Hèn chi tôi nhìn các em ở trung tâm này, em nào cũng mập mạp.

Tất cả các em trong trung tâm đều được mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Hàng tháng, trung tâm mời bác sỹ ở bệnh viện tâm thần của thành phố, về khám cho các em. Ba tháng một lần, trung tâm mời bác sỹ bệnh viện Thống nhất về khám tổng quát và cấp thuốc điều trị. Tháng nào trung tâm cũng tổ chức sinh nhật, tặng quà( thú nhồi bông, quần áo, giày dép..)cho các em có ngày sinh nhật trong tháng.

Buổi sáng, trung tâm dạy chữ cho các em. Buổi chiều các em được học nghề như may thuê, kết cườm, làm hoa thủy tinh, làm chổi ni long…

 

Hàng của các em làm ra, cứ đến ngày mồng một hay ngày rằm, được mang ra khu Tịnh xá bày bán. Những Phật tử và các nhà hảo tâm động lòng, mua để hỗ trợ. Theo như chị Bảy, các em ở trung tâm giáo dục quận 4, học thì hơi chậm nhưng múa hát rất hay. Tôi may mắn được xem hai tiết mục của các em biểu diễn. Tiết mục đầu là múa tập thể bài “bụi phấn”. Có bảy em múa  trên sân khấu, một em đứng phía dưới chỉ đạo. Khi nhạc nổi lên, tất cả bảy em múa đều rắp theo bàn tay của em đứng phía dưới chỉ đạo. nghe nói, để múa được như thế, thầy giáo Trương Phi Hà đã phải tập đi, tập lại cho các em cả tháng trời. tất cả các em đều khiếm thính nên tập luyện hết sức khó khăn.

 

Bài thứ hai là bài “Điều em muốn”. Bài này do 8 em khiếm thính và chậm trí, biểu diễn. Cũng giống như bài trước, khi nhạc nền vang lên, cả tám em đều múa rất thuần thục. Tôi thực sự có ấn tượng khi xem các em biểu diễn.

 

Chị Bảy đưa tôi đi một vòng ở trung tâm từ sân khấu ngoài trời, phòng dạy chữ, phòng dạy cắt may, nơi làm hoa đến nhà bếp…Tất cả đều sạch sẽ và ngăn nắp. Các em ở đây tương đối ngoan, tuyệt đối nghe lời các cô giáo. Chứng tỏ trung tâm đã nhiều năm có nề nếp., rất đáng khen. Cán bộ công nhân viên ở trung tâm thì khỏi chê. Tuy cuộc sống vật chất còn nhiều khó khăn, thu nhập của các cô cũng chỉ khoảng tám, chín trăm nghìn đồng mỗi tháng nhưng không một ai kêu ca. Tất cả đều siêng năng làm việc. Nhiều người trong số họ như chị Trương Thị Lợi, vào làm việc từ khi có trung tâm đến giờ. Chị Trương Thị Đạt đã phục vụ cho trung tâm hơn 21 năm nay. Hay gia đình chị Trương Thị Liễu cả vợ lẫn chồng đều làm trong trung tâm…Họ coi trung tâm như mái ấm của mình. Vì vậy, cũng rất dễ hiểu ai ai cũng cần cù, làm việc với một ý thức tự giác hiếm thấy. Họ làm vì các em và vì cái tâm của con người từ thiện.

Linh hồn của trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật quận 4, chính là Hòa thượng Thích Từ Giảng. Hòa thượng sinh ra từ mảnh đất quận 4, trong một gia đình gia giáo, giàu truyền thống yêu nước. Thấu hiểu những khó khăn của người nghèo, xót thương với những mảnh đời bất hạnh, Hòa thượng quyết tâm làm từ thiện.  Năm 1989, Hòa thượng xin phép chính quyền lập nên cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật miễn phí.

Từ trên nền đất của một nhà trẻ cũ nát, được chính quyền cấp, sau những năm gầy dựng vất vả, Hòa thượng đã tạo nên một trung tâm khang trang như ngày nay. Khi hỏi về Hòa thượng, hầu như bất cứ ai từ các em, các cô, những bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm đều ca ngợi công đức và lòng từ bi của Hòa thượng. Người ta ai cũng nhìn Hòa thượng với lòng tôn kính và khâm phục.

Rời trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật quận 4 đã để lại trong tôi một ấn tượng khó quên. Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi. Đời sống của người dân nói chung đang khá dần lên. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận dân cư gặp hoàn cảnh khó khăn, vẫn còn đó những mảnh đời bất hạnh cần được sẻ chia. Giá như có thêm nhiều trung tâm như trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật quận 4, có thêm những con người như Hòa thượng Thích Từ Giảng thì hay biết mấy.

   Bài và ảnh: Đào Trường San

 

Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
  Trang 55/2: Trước  1, 2
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất
CẦU MONG MỘT PHÉP MÀU
(04-05-24 | 13:54)
ĐẢO CỒN CỎ
(04-05-24 | 13:20)
Giới thiệu Thiên Phước
(04-05-24 | 13:19)
Đến với Thiên Phước, xoa dịu nỗi đau
(04-05-24 | 13:19)
CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 5 NĂM 2024
(01-05-24 | 09:47)
Con Thien Phuoc, Eliminar Los Dolores
(01-05-24 | 09:38)