Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
50.968.959 lượt truy cập
133 đang trực tuyến
Loét miệng và cách điều trị

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và lưỡi. Tổn thương viêm loét niêm mạc miệng có thể có mủ hoặc không có mủ. Bệnh gây đau đớn và khó khăn cho bệnh nhân khi ăn uống, nói năng.

Vì sao lại bị viêm loét niêm mạc miệng?

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét niêm mạc miệng, bao gồm:         

 Chấn thương: bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương hay gặp ở vòm miệng, chỗ cung răng hàm trên; do đụng dập, té ngã, bị đánh; do các thủ thuật nha khoa như khoan trám răng, hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả nhưng không vừa, răng bị mẻ, gãy…; trẻ em bị que kem, bút viết, hoặc vật sắc nhọn đâm vào miệng lưỡi.

Do tác động của các chất hóa học như axít, nước vôi, nước súc miệng quá đậm đặc, dùng nhiều kem đánh răng nhưng súc miệng chưa kỹ…

 Nhiễm khuẩn: nhiều loại vi khuẩn gây viêm loét lợi răng hoại tử cấp tính quanh ổ răng, thường  gặp ở người thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người bị mệt mỏi suy nhược cơ thể, hút thuốc, vệ sinh kém.
Nhiễm virut:

viêm miệng do virut Herpes với triệu chứng là mụn nước lan rộng rồi tạo thành vết loét, gặp ở môi, mép, niêm mạc miệng, có thể có sốt, viêm họng, nổi hạch. Varicella zoster virut (VZV): gặp trong bệnh thủy đậu, bệnh gây loét, mụn nước ở niêm mạc miệng. VZV tiềm ẩn trong mô thần kinh, gây phát ban da tương ứng với rễ thần kinh và ảnh hưởng nhánh dây thần kinh số V gây loét miệng, rất đặc trưng vì cùng bên với đau và dị cảm. Các mụn nước thường ở vòm miệng, má, lưỡi, họng vỡ nhanh tạo vết loét. Coxsackie virus: là loại virut gây bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em; tổn thương mụn nước trên nền đỏ tạo thành loét, gặp ở niêm mạc miệng, lưỡi gà, đặc biệt ở khẩu cái, lưỡi, niêm mạc má. Rubella: gây ra bệnh sởi, dấu hiệu ở miệng chính là dấu Koplik, với dát hồng ban nhỏ ở niêm mạc má, trung tâm hoại tử trắng, thường xuất hiện 1-2 ngày trước triệu chứng toàn thân. Epstein - Barr virus (EBV): gây hội chứng sốt, loét miệng vùng sau miệng hầu.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác gây viêm loét miệng như: ảnh hưởng của nội tiết tố; do yếu tố di truyền; do dị ứng thức ăn, thuốc chữa bệnh; do thiếu các loại vitamin: C, PP, B6, B12; thiếu sắt; do bệnh tự miễn...

Dấu hiệu viêm loét miệng

Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi, có thể biết được nguyên nhân nhưng cũng có khi không biết được nguyên nhân mà chỉ thấy tự nhiên xuất hiện các vết loét kèm theo các dấu hiệu: sưng nóng đỏ đau, có vết lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các tổn thương viêm loét khá đa dạng: loét dạng aphthe nhỏ là hay gặp nhất, chiếm khoảng 80%, điển hình là có một vài đến nhiều vết loét đường kính dưới 1cm, nông, nằm rời rạc hoặc thành đám, tự lành trong khoảng 7 - 14 ngày và  không để lại sẹo. Loét dạng aphthe lớn, còn gọi là bệnh Sutton hoặc hoại tử niêm mạc miệng tái phát có viêm hạch ngoại biên, chiếm khoảng 10%. Vết loét có kích thước lớn hơn 1cm, gồm một hay nhiều vết loét, chậm liền có khi kéo dài nhiều tuần, để lại sẹo do hoại tử lan rộng. Loét dạng Herpes, nhưng không liên quan đến virus Herpes, số lượng vết loét nhiều từ 10 - 100 vết, tổn thương kết thành chùm, nhiều vết loét nhỏ nhanh chóng kết hợp lại thành mảng lớn, lành trong khoảng 7 - 30 ngày. Đặc điểm là vết loét có màu đỏ ở xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, đau nhiều trong 2 - 3 ngày đầu, dần dần giảm đau khi bắt đầu lành.
Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh

Điều trị viêm loét miệng lưỡi chủ yếu là giảm đau vì đau là triệu chứng khó chịu nhất. Đa số các trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau 7 - 14 ngày.

Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị như: dùng các loại thuốc hạ sốt; cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch hydrogen peroxide 1%; giảm đau tại chỗ bằng thuốc tê lidocain; sử dụng thuốc kháng viêm, sát khuẩn răng miệng bằng các dung dịch như: orabase, zilactin...; dùng thuốc kháng virut như: acyclovir, famciclovir, alcyclovir; khi có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh.

Có thể áp dụng những cách tự chăm sóc khi bị loét miệng như: ngưng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Không nên ăn thức ăn cay, mặn, chua, chát, nóng. Khi bị đau nhiều, có thể dùng ống hút để uống nước, nhưng không uống nước nóng. Chỉ chải răng ở những chỗ không đau, không chải răng ở những chỗ đau do viêm loét, tránh gây chấn thương thêm cho niêm mạc miệng lưỡi do chải răng. Đi khám bệnh khi có các biểu hiện sau: vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường so với các triệu chứng đã nêu ở trên; vết loét kéo dài trên 3 tuần; không giảm đau mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài nhiều ngày.

Phòng bệnh: Cần chú ý xem loại thức ăn nào đã gây dị ứng và gây viêm loét miệng thì không bao giờ ăn loại thức ăn đó nữa. Đối với các loại thuốc chữa bệnh gây dị ứng phải ghi nhớ để không dùng loại thuốc đó mới tránh được viêm loét miệng do dị ứng thuốc. Ngoài ra cần ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa... để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này
                                                            TS Bùi Hữu Thời

Xem thêm, xin mời vào trang Web: Thienphuoc.com
Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
Tủ thuốc từ thiện
375/2417  
Sắp xếp
Xem từ đến
Số bài / trang
Rau cần-vị thuốc (13-06-18 | 14:49)
Mũ Trôm vị thuốc (13-06-18 | 14:49)
Tác dụng của TAM THẤT (13-06-18 | 14:48)
4 bài thuốc trị mất ngủ (13-06-18 | 14:48)
Các bài thuốc từ hạt đỗ đen (13-06-18 | 14:47)
Người cao tuổi lưu ý khi bị sốt (13-06-18 | 14:47)
Từ testosteron đến thuốc điều trị mãn dục nam (13-06-18 | 14:46)
Thịt bò đỏ-tăng nguy cơ đái tháo đường tip2 (13-06-18 | 14:46)
Viêm khớp dạng thấp và điều trị sinh học (13-06-18 | 14:45)
Giảm trí nhớ và những việc cần lưu tâm (13-06-18 | 14:44)
Lưu ý khi viêm họng chữa mãi không khỏi (13-06-18 | 14:43)
Loét miệng và cách điều trị (13-06-18 | 14:43)
Tỏi và các bài thuốc từ tỏi (13-06-18 | 14:41)
Trị GOUT và các bệnh phối hợp (13-06-18 | 14:40)
Ăn uống đối với người bị bệnh GOUT (13-06-18 | 14:40)
Những lưu ý khi uống rượu (13-06-18 | 14:33)
Trà lá vằng, thức uống tốt cho sức khỏe (13-06-18 | 14:30)
Bột sắn dây, thanh nhiệt, giải độc, bổ dưỡng (13-06-18 | 14:26)
Lưu ý khi dùng vitamin E (13-06-18 | 14:22)
Tám thói quen hàng ngày có thể hại cho sức khỏe (13-06-18 | 14:17)
  Trang 4/19: Trước  1, 2, 3, 4, 5 ... 17, 18, 19  Sau
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất
VIẾNG BÁC- Thơ Đào Trường San
(18-05-24 | 07:57)
Đến với Thiên Phước, xoa dịu nỗi đau
(14-05-24 | 09:43)
Together with Thien Phuoc ease the pain of agent orance
(14-05-24 | 09:43)
CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 6 NĂM 2024
(11-05-24 | 07:53)
CẦU MONG MỘT PHÉP MÀU
(04-05-24 | 13:54)
ĐẢO CỒN CỎ
(04-05-24 | 13:20)