Trang chủ
 
Giới thiệu
 
Tin tức
 
Thư cảm ơn
 
Danh sách tài trợ
 
Liên hệ
English
Tin tức
»  Nhắn tìm đồng đội
Công tác - Hoạt động
»  Các dự án
»  Các hoạt động
»  Công tác từ thiện
»  Địa chỉ cần giúp đỡ
Thông tin - Tư vấn
»  Tư vấn du lịch
»  Tư vấn pháp luật
»  Văn bản pháp quy
»  Tủ thuốc từ thiện
»  Mẹo vặt trong đời sống
»  Trang viết của bạn đọc
»  Trang tin tức sự kiện
»  Sản phẩm mới
»  Những con số biết nói
»  NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI
»  Rao vặt từ thiện
»  Những chuyện cảm động về tình đồng loại
»  Đặc sản quê hương
»  Tin vui
»  Thông tin về các nhà tài trợ
»  Tin cần biết
Gương sáng
»  Gương sáng người khuyết tật
»  Gương sáng cộng đồng
Góc thư giãn
»  Thơ chọn lọc
»  Truyện chọn lọc
»  Siêu thị cười
»  Câu chuyện bốn phương
»  Đố vui
»  Chuyện lạ của VIỆT NAM
»  Giải đáp câu đố
»  Chuyện lạ đó đây
Thư viện ảnh
»  Tư liệu các cháu
»  Tư liệu Cơ sở - Chi hội
»  Họp mặt Hội viên
»  Hội thảo - Hội nghị
»  Hoạt động cộng đồng
»  Các Mạnh thường quân
»  Lãnh đạo chính quyền
»  Ảnh du lịch
»  ẢNH LẠ
»  Ảnh lạ trong và ngoài nước
Ảnh du lịch ngoài nước
»  Cảnh đẹp
»  Ảnh mùa xuân
Tìm kiếm
Chọn giá : VND
-
Quà tặng khuyến mại
Tình trạng sản phẩm
Thống kê truy cập
50.452.129 lượt truy cập
144 đang trực tuyến
THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU LOẠI RỒNG

THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU LOẠI RỒNG


Rồng không chỉ là con vật trong tưởng tượng của người Châu Á, mà cả Châu Âu, Nam Mỹ đến Châu Phi cũng có những chú rồng đại diện cho sự linh thiêng và sức mạnh tinh thần của riêng họ.

Đối với người phương Đông, rồng là biểu tượng cho sự may mắn và quyền lực, nhưng đối với một số nơi khác, rồng lại có truyền thuyết ăn thịt người, một số lại bảo vệ đất nước. Để tìm hiểu về những chú rồng thần thoại của mỗi vùng đất khác nhau, hãy cùng Lost Birdlắng nghe câu chuyện về chúng nhé.

1. Rồng Ninki Nanka, Gambia, Tây Phi

Ở quốc gia Gambia, một vùng đất thuộc Tây Phi, rồng Ninki Nanka đôi khi còn được gọi là "Rồng Quỷ", được cho là đã từng sống ở khu vực đầm lầy. Trong truyền thuyết, Ninki Nanka dài hơn 45 mét và rất hung dữ, nó có khuôn mặt giống ngựa, một chiếc sừng dài trên đỉnh đầu và vảy bóng sáng như mặt gương.

Nhiều người già sống tại đây kể lại rằng nếu nhìn thấy Ninki Nanka bạn sẽ chết chỉ trong vòng vài tuần. Những truyền thuyết rùng rợn này khiến bọn trẻ con đều rất sợ mỗi khi người lớn nhắc đến Ninki Nanka. Thậm chí, con rồng huyền thoại này xuất hiện rất nhiều trong văn hóa của Gambia, từ tranh vẽ đến những lời hù dọa bọn trẻ con.

2. Rồng biển Mester Snoor Worm, Scotland

Mester Snoor Worm là một con rồng biển thuộc quần đảo Orkney, nó được cho là sẽ thức dậy vào mỗi sáng thứ 7 lúc bình minh. Mỗi khi tỉnh giấc nó sẽ mở chiếc miệng khổng lồ của mình và ngáp 9 lần. Người dân phải cống nạp 7 trinh nữ cho con rồng biển hung ác này làm bữa sáng thì nó mới để họ được yên.

Trong một quyển sách dân gian kể về truyền thuyết của Mester Snoor Worm đã từng viết:"Mặc dù đây là một con thú độc ác, nhưng nó có khẩu vị rất thanh nhã". Truyền thuyết này cũng kể rằng cơn thèm khát của con rồng đã khiến nó muốn ăn thịt cả con gái của nhà vua, may mắn thay, một người hùng đã xuất hiện để cứu công chúa và giết chết con rồng hung ác. Khi bị giết, những chiếc răng của con rồng biển rơi xuống và biến thành quần đảo Orkney, Shetland và Faroe, còn cơ thể của nó hóa thành Ireland ngày nay.

3. Rồng Snallygaster, Mỹ

Những con rồng Snallygaster sinh sống trong dãy núi Blue Ridge thuộc Maryland, Mỹ. Tên của nó bắt nguồn từ một từ tiếng Đức là "Schnelle Geeschter", có nghĩa là "tinh thần nhanh". Những huyền thoại xung quanh loài rồng này cũng được cho là bắt đầu khi những người Đức nhập cư đến Mỹ và kể lại những câu chuyện dân gian vào những năm 1700.

Snallygaster có hình dáng nửa chim nửa bò sát, với một chiếc mỏ kim loại. Chúng thường xuất hiện đột ngột từ bầu trời và hút máu người dân. Kẻ thù của Snallygaster là tên người sói Dwayyo, cả hai được cho là có những trận chiến thần thoại rất dữ dội trên bầu trời nước Mỹ.

4. Rồng Xiuhcoatl, Mexico vào Thời kỳ tiền Colombo

Trong thần thoại Aztec, rồng Xiuhcoatl thật ra là một con rắn rực lửa đại diện cho màu ngọc lam, sự hạn hán và thần lửa Xiuhtecuhtli. Con rồng lửa này từng được thần Huitzilopochtli (một vị thần bảo trợ hiếu chiến) sử dụng để chặt đầu chị gái mình là thần Coyolxauhqui, sau này đầu của Coyolxauhqui văng lên trời và biến thành mặt trăng.

5. Rồng Minokawa, Philippines

Minokawa là một con rồng xuất hiện trong thần thoại Philippines. Con vật linh thiêng này được cho là to lớn như một hòn đảo, có lông sắc như kiếm và đôi mắt trong suốt như mặt gương. Nơi nó sinh sống là bầu trời gần chân trời phía đông. Theo truyền thuyết, Minokawa từng nuốt mặt trăng và khiến mọi người trên Trái đất khóc lóc vì mất đi ánh sáng.

Sau này, mặt trăng rất sợ rồng Minokawa và luôn lẩn trốn dưới mây trên đường chân trời. Câu chuyện rồng Minokawa nuốt mặt trăng thường được dùng để giải thích hiện tượng nhật thực, khi đó họ tin rằng chỉ cần khóc lớn và tạo ra nhiều tiếng ồn, Minokawa sẽ nhả mặt trăng ra ngoài.

6. Rồng Vritra, Ấn Độ

Trong tôn giáo Veda của người Ấn Độ, rồng Vritra thường đại diện cho hạn hán. Trong một số phiên bản thần thoại, con rồng này sẽ thu hết mưa và nước trên mặt đất để gây ra hạn hán. Rồng Vritra là kẻ thù của Indra, vị thần sấm sét, một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu. Trong cuộc giao chiến huyền thoại, rồng Vritra đã nuốt chửng Indra, khi đó đó vị thần này đã sử dụng một thanh kiếm để xẻ bụng con rồng hung ác và nước đã trở về với mặt đất.

7. Rồng Wawel, Ba Lan

Theo truyền thuyết, xưa kia trong các hang động trên đồi Wawel có một con rồng rất hung dữ, không ai địch lại nổi. Nó sinh sống tại Smocza Jama (còn được gọi là hang rồng), một hang động đá vôi bên bờ sông Vistula.

Rồng Wawel đã đầu độc bầu không khí trên ngọn đồi bằng hơi thở của nó và ăn thịt người lẫn gia súc. Một ngày, một chàng trai tên Krakus đã lập mưu cho con rồng này ăn thịt cừu chứa đầy huỳnh quang. Chất độc đã khiến rồng Wawel khát nước và liên tục uống nước sông đến khi vỡ bụng chết.

Đến nay, rồng Wawel là biểu tượng của thành phố và bức tượng cách điệu chú rồng này là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất Kraków.

8. Rồng Peuchen, Chile

Trong các nền văn hóa Mapuche và Chilote của Chile, người ta tin rằng có một con rồng đáng sợ và tôn kính mang tên Peuchen. Peuchen thường được mô tả là những con rắn bay khổng lồ, chúng có thuật hóa trang để trông giống các động vật khác và hút máu ăn thịt (đặc biệt là cừu).

Rồng Peuchen có khả năng thôi miên bằng ánh nhìn. Theo lời đồn, nó chỉ có thể bị tiêu diệt bởi một machi (nữ bác sĩ).

Từ "Peuchen" tại Chile cũng có nghĩa là ma cà rồng, một số người tin rằng truyền thuyết này cũng có cơ sở từ loài dơi.

9. Rồng Mo’o, Hawaii

Người Hawaii cổ đại tin rằng rồng Mo’o sinh sống trong hồ nước, hang động và ao là những vị thần bảo vệ nguồn nước sạch cho họ. Rồng Mo’o cũng được tin rằng có khả năng điều khiển thời tiết, đôi khi còn xuất hiện với hình dáng là một phụ nữ quyến rũ hay nàng tiên cá.

Khi chết đi, thân thể của rồng Mo’o hóa thành địa hình đất đai ở Hawaii, ví dụ như bãi biển Puʻu Olaʻi và miệng núi lửa Molokini được cho là những mảnh vụn khi rồng Mo’o bị đánh bại bởi thần núi lửa Pele.

CÁC LOẠI RỒNG Ở VIỆT NAM


Tiêu biểu có rồng rắn, rồng cá sấu, rồng cá, rồng ngựa, rồng hổ, rồng chó, rồng chim, rồng thuồng luồng (giao long), rồng kỳ đà, rồng cáo… Còn nếu dựa vào tứ chi của rồng để phân thì có các loại rồng 5 móng, 4 móng, 3 móng; không chân và rồng có tứ chi là hoa văn cây cỏ.

Con rồng Việt Namlà trang tríkiến trúc, điêu khắcvàhội họahìnhrồngmang bản sắc riêng là hình tượng nguyên thủy phát triển độc lập là hình ảnh tiền thân của con rồng trong văn hóa Á Đông, theo trí tưởng tượng củangười Việtvào từng giai đoạn lịch sử văn hóa khác nhau. Nó có nét giống và nhiều khác biệt riêng với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa các quốc gia trongvùng văn hóa Đông Ákhác mà chỉ có Việt Nam có như nét vui vẻ, hiền hơn, cái mũi to, nhiều lông, bờm thay vì nhiều nhánh sừng, miệng ngậm ngọc thay vì tay cầm viên minh châu.

Từ thời xa xưa con Rồng đã xuất hiện trong tâm thức của người Việt và tồn tại đến tận ngày nay với nhiều truyền thuyết linh thiêng và huyền thoại. Rồng là mang ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh, là biểu tượng linh thiêng trong tín ngưỡng văn hoá dân gian. Rồng cũng được sáng tạo thành một hình tượng nghệ thuật và có mặt trong nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ thời xưa.

Người Việt xưa sống tập trung tại vùng sông nước nên bên cạnh các loài chim, từ xưa ông cha ta đã tôn sùng cá sấu như một con vật linh đại diện cho sức mạnh và sự trù phú, ở thời kỳ này vùng đất người Việt sinh sống vẫn còn rất nhiều cá sấu. Rồng chính là hình tượng thần thánh hóa lên của cá sấu, là một cách thức tô điểm thêm nhiều chi tiết tưởng tượng nhằm mang lại nhiều ý nghĩa cho hình hài con cá sấu hơn. Hình tượng con Rồng tồn tại cùng tâm thức của người Việt ta trong suốt thời Văn Lang – Âu Lạc. Rất có thể từ hình tượng con Rồng này mà người Trung Hoa đã vay mượn để tạo ra con rồng Trung Hoa của họ. Tuy nhiên, Rồng Việt Nam luôn có những đặc điểm khác biệt so với các nước châu Á khác.

Hình ảnh con Rồng Việt Nam vẫn giữ bản sắc riêng và mang giá trị phổ cập chứ không dành riêng cho giai cấp thống trị, quyền lực như ở Trung Quốc, người dân vẫn có thể dùng hình ảnh con rồng để trang trí. Đến khi đã giành được độc lập, hình tượng con Rồng không chỉ được sáng tạo mang tính ứng dụng để trang trí trong Hoàng cung hay các ngôi chùa mà nó còn có giá trị cái đẹp tạo hình.

Về cơ bản, rồng Việt Nam có những đặc điểm như: có thân hình giống của loài rắn, uốn lượn hình sin 12 khúc có ý nghĩa 12 tháng trong năm; có vảy nhỏ trên lưng giống như vảy cá chép. Đầu rồng không có sừng mà có bờm dài như của loài sư tử, có râu cằm. Mắt rồng lồi to, hàm mở rộng và có răng nanh; đây chính là đặc điểm phân biệt với con rồng của những nước khác. Đặc biệt nhất là cái mào ở mũi: gợn sóng đều đặn chứ không phải là mũi thú như rồng Trung Quốc; lưỡi rồng rất dài và mảnh. Rồng còn có gan bàn chân của hổ, bụng sò và vuốt của chim ưng tượng trưng cho sức mạnh vĩnh hằng và quyền lực.

Miệng rồng ngậm một viên ngọc biểu tượng cho sự nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng hướng lên thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, sự uyên bác và tinh thần cao thượng. Hình tượng Rồng phát triển ở các vương triều, mỗi thời đều có đặc điểm phong cách đặc trưng phù hợp với yêu cầu của từng thời điểm lịch sử xã hội riêng.

Rồng Việt Nam qua các thời kỳ

-Rồng thời nhà Lý

Hình tượng rồng thời Lý còn lại ở các công trình kiến trúc đến ngày nay không nhiều, thường xuất hiện ở các chùa như chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Long Đội, chùa Chương Sơn, chùa Linh Xứng, chùa Quỳnh Lâm,…Hình tượng rồng thời Lý cũng được tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long trên gốm thời đầu lập đô nhà Lý.

Rồng thời Lý có thân tròn lẳn, khá dài và không có vẩy, thân rồng uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thanh thoát. Đầu rồng thường ngẩng lên, miệng há to, mép trên của miệng rồng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Rồng có một chiếc răng nanh uốn cong mọc ra từ cuối hàm trên và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn để vươn lên hoặc bao lấy viên ngọc.

Thân rồng dài, có một hàng vảy thấp tỉa riêng từng cái ở dọc sống lưng. Bụng rồng có đốt ngắn như bụng rắn, thân uốn 5 khúc, có 4 chân, mỗi chân 3 ngón trước và không có ngón chân sau. Chân rồng bao giờ cũng đặt ở một cvị trí nhất định, có khuỷu phía sau và móng giống loài chim.

Thời Lý là thời kỳ mới giành lại được độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc nên các nghệ nhân có ý muốn tạo ra hình tượng rồng Việt Nam khác biệt với hình tượng rồng của Trung Hoa. Tuy nhiên, khá nhiều người cho rằng rồng thời Lý có hình dạng giống một con rắn vậy nên rồng thời Lý còn có những tên gọi như "long xà” hay "rồng rắn”.

-Rồng thời nhà Trần

Sang đến đời nhà Trần thì hình tượng con rồng đã có nhiều biến đổi và không còn mang nặng ý nghĩa mơ ước so với thời Lý nữa. Hình chữ "S” dần dần được thay đổi, đồng thời xuất hiện thêm chi tiết cặp sừng và đôi tay thể hiện những tư thế tự do hơn, dáng hình rồng cũng thô hơn. Rồng thời này uốn lượn khá thoải mái, động tác dứt khoát và mạnh mẽ, không chịu những quy định khắt khe trong cách thể hiện như ở thời Lý.

Vảy lưng rồng không tựa đầu vào nhau như ở thời Lý nhưng vẫn liền mạch và riêng biệt từng chiếc, có hình răng cưa nhọn hoặc từng chiếc vảy chia thành hai tầng. Đầu rồng cũng được lược bớt đi một số chi tiết phức tạp so với rồng thời Lý. Chân ngắn hơn và những túm lông ở khuỷu chân rồng không bay ra theo một chiều nhất định như ở thời Lý mà bay lên phía trước hoặc sau phụ thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Mình rồng thời Trần uốn 7 khúc; chân có 5 móng; đầu rồng có thêm sừng và mắt lồi ra thể hiện cho tầm mắt nhìn bao quát bốn cõi. Miệng rồng há to và nhe răng nhanh thể hiện sự đe dọa nhưng nhiều khi không ngậm viên châu. Thân rồng mập chắc, có tư thế vươn về phía trước.

-Rồng thời nhà Lê

Đến thời Lê Sơ thì hình tượng rồng đã có sự thay đổi hẳn, không nhất thiết phải là một con vật có mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà có nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng thời Lê to, có bờm lớn ngược ra sau, mất hẳn mào lửa và thay vào là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh là một hàng răng cưa xếp lại như hình chiếc lá.

Răng nanh rồng thời Lê cũng được kéo dài lên phía trên, ở gốc uốn xoăn thừng. Lông rồng kéo dài ra và đuôi chếch lên phía sau. Đầu sừng hai chạc cuộn tròn lại phía trên lông mày. Rồng thời Lê có râu ngắn bố trí đều và một chân trước thường đưa lên để đỡ râu, đây cũng là tư thế thường thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng nhỏ hơn thân, đây là một hiện tượng ít thấy ở những con rồng các thời trước đó. Có nhiều con rồng thời Hậu Lê còn có hình dáng uể oải như đang buồn ngủ, cũng là dấu hiệu của thời đại vua Lê bị chúa Trịnh đàn áp.

Quan niệm "Tứ linh” (Long, Lân, Quy, Phụng) cũng được bắt đầu từ thời đại này tượng trưng cho sự uy quyền của vương triều: Rồng đứng đầu, Lân tượng trưng cho sự thái bình, Quy tượng trưng cho sự bền vững xã tắc và Phụng tượng trưng cho một triều đại thịnh vượng.

-Rồng thời nhà Nguyễn

Rồng thời Nguyễn lại được trở lại với vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh linh thiêng. Rồng được các nghệ nhân thể hiện ở nhiều tư thế như ẩn mình trong mây hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, hoa cúc hay chữ thọ… Phần lớn mình rồng thời Nguyễn không dài mà uốn lượn với độ cong lớn. Đầu rồng khá to, sừng chĩa ngược ra sau và giống sừng hươu. Mắt rồng to, mũi của sư tử và miệng há lộ răng nanh. Vây trên lưng rồng sắp xếp dài ngắn đều đặn và có tia. Râu rồng lượn sóng từ dưới mắt và chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng khi dùng cho vua thì chân có năm móng mạnh mẽ, còn quan lại và tầng lớp quý tộc chỉ được dùng hình tượng rồng bốn hoặc ba móng, đuôi không có bờm lông, các chi tiết hoa văn cũng mờ hơn so với rồng trong cung đình.

Kể từ sau sự kết thúc của triều Nguyễn, sự phân tầng giai cấp xã hội trong quy cách sử dụng hình ảnh rồng không còn nữa, chính vì thế người ta có thể thoải mái chạm khắc rồng với muôn hình vạn trạng khác nhau và được dân gian đưa vào trang trí các công trình kiến trúc, hội họa, chạm khắc nghệ thuật mang ý nghĩa dân gian, bình dị.

Tuy rằng hình tượng con rồng cũng không còn mang tính chất thiêng liêng và tối thượng như xưa nhưng Rồng Việt Nam bất kể thời điểm nào vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá của người Việt.

Rồng từ lâu đã trở thành biểu tượng gần gũi, thân quen đối với mỗi người Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung. Rồng là một phần gắn liền với văn hóa tâm linh người Việt. Chúng ta khi sinh ra chắc hẳn ai cũng từng nghe truyền thuyết về 54 dân tộc là con rồng cháu tiên đầy hào hùng.

Rồng được biết đến như một linh vật huyền bí, đại diện cho quyền lực, sự may mắn, thịnh vượng và thăng tiến.

Hình Tượng Rồng Trong Văn Hóa Người Việt

Rồng gắn liền với người Việt qua truyền thuyết Hồng Bàng Thị, mang ý nghĩa nguồn cội, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, xứng danh con rồng cháu tiên ngàn đời nay đã trở thành niềm tự hào của người Việt Nam. Tổ tiên người Việt bắt nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân ( vốn là rồng) lấy bà Âu Cơ (dòng dõi tiên). Bà Âu Cơ sinh được trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi theo cha xuống biển. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, lập nên nước Đại Việt, lấy hiệu là Hùng Vương. Từ đó, người Việt Nam luôn tự hào vì dòng dõi tiên rồng của mình.

Hình ảnh Rồng trải qua các triều đại với những biến tướng khác nhau tùy theo vận nước. Mỗi triều đại hình tượng rồng được khắc họa khác nhau, nhưng vẫn thể hiện được sự tự do, phóng khoáng, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh của Rồng được gắn liền với bậc đế vương, thể hiện quyền uy, mang năng lực tâm linh siêu nhiên. Ấn tín của vua chúa ngày xưa được chạm khắc hình tượng rồng vàng mang biểu trưng thể hiện cho sức mạnh và sự uy quyền của bậc đế vương, người đứng đầu. Ngoài ra, rồng còn được nhìn thấy trên hoàng bào, đồ dùng của vua và chỉ có vua mới được sử dụng hình tượng này để khẳng định vị trí tôn quyền của mình. Rồng chính là biểu trưng cho sự mạnh mẽ, bất bại trước kẻ thù.

Trong văn hóa Việt Nam, rồng được coi là linh thú đứng đầu trong 4 linh vật thần thoại được dân gian tôn kính, thờ cúng. Hình ảnh rồng còn được nhìn thấy trong những không gian tín ngưỡng của người Việt như: chùa chiền, lăng tẩm, miếu thờ…Có một điều kỳ lạ, Rồng không được thờ cúng trong đền chùa như những linh vật khác, chúng ta thường thấy hình ảnh Rồng luôn trong tư thế nằm chầu, Rồng cuốn quanh cột xây, Rồng nằm uốn lượn trên mái đình. Hình ảnh này chính là biểu tượng cho sự che chở, phục vụ, luôn sẵn sàng bảo vệ.

Rồng trở thành linh vật gắn liền với Đức Phật, là thần thú được Phật Bà Quan Âm cưỡi đi khắp muôn phương phổ độ chúng sanh. Trong Kinh Phật, rồng xuất hiện trong thiên long Bát Bộ gồm: Trời, Rồng, Dạ Xoa, Cán Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Gia. Là Linh vật đứng đầu cai quản các loài trong nước.

Trong phong thủy, rồng là linh vật hội tụ các yếu tố tự nhiên, do đó được coi như một linh vật của sự thịnh vượng, may mắn, trí tuệ, được gửi gắm những ước vọng trong đời: cầu nắng, cầu mưa, cầu phồn thực…Rồng là biểu tượng của mưa thuận gió hòa. Rồng xuất hiện là biểu tượng của chân thiện mỹ, điều tốt đẹp. Nơi có thế rồng uốn được coi là long mạch, vượng khí. Nếu nhà cửa, mồ mả tọa lạc trên những khu đất này sẽ được coi là đất đẹp, giúp nhiều đời con cháu phồn thịnh, mang thế đế vương. Rồng đại diện cho tính dương, sức mạnh của người đàn ông. Song hành với rồng chính là phượng hoàng, đại diện cho tính âm, người phụ nữ. Hình ảnh rồng phượng được biết đến như một biểu tượng của sự hòa hợp âm dương.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hình tượng con Rồng được nhìn thấy trong phim ảnh, vật phẩm phong thủy, những món đồ trang sức. Người ta tin rằng, khi mang theo hình ảnh con rồng bên người sẽ thu hút được may mắn, khẳng định được giá trị bản thân. Chính vì vậy mà hình ảnh rồng được rất nhiều nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới đưa vào những tác phẩm của mình, đặc biệt là ngành trang sức.Trang sức hình Rồng được rất nhiều người yêu mến.

Trang sức hình rồng mang đến cho người đeo sự khỏe khoắn, trẻ trung, khẳng định sức mạnh cá tính, vị thế của người đàn ông. Có rất nhiều mẫu thiết kế trang sức hình rồng khác nhau như nhẫn rồng, dây chuyền mặt rồng,…Và được rất nhiều nam giới ưa chuộng và lựa chọn. Mỗi mẫu thiết kế trang sức Rồng mang đến cho người đeo ý nghĩa khác nhau, thể hiện phong cách thời trang độc đáo, riêng biệt.

Những trang sức hình rống đó thường được chạm trỗ vào vàng hay bạc vừa đẹp vừa có giá trị rát cao, có những dây chuyền vằng khắc hình rồng có giá vài trăm đến cả chục triệu đồng. Người ta không chỉ mua đeo vào cho đẹp mà còn mong muốn gặp được may mắn,được nhiều người ưa thích.

                                             Đông Hương

Gửi bài về cho chúng tôi   Gửi link trang này   In   Lên trên   Trở về
Gởi cảm nhận - bình luận bài này
Tên người bình luận (*)  
Email (nhập hoặc không)  
Tiêu đề bình luận (*)  
Nội dung bình luận (*)    
Mã bảo mật (*)  
 
   
 
Tin tức
236/2414  
Sắp xếp
Xem từ đến
Số bài / trang
PHÂN BIỆT RÕ RÀNG GIỮA HỒNG TRUNG QUỐC VỚI HỒNG ĐÀ LẠT (30-03-24 | 20:02)
CÁC MỐC LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM THÌN (28-03-24 | 13:59)
THẾ GIỚI CÓ BAO NHIÊU LOẠI RỒNG (26-02-24 | 10:12)
CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 11-2023 (01-11-23 | 17:57)
CÁC GIỐNG MÈO ƯA THÍCH TẠI VIỆT NAM (30-01-23 | 08:58)
CÁC GIỐNG MÈO TA VÀ MÈO TÂY (29-01-23 | 09:41)
NĂM MÈO NÓI CHUYỆN MÈO (28-01-23 | 09:27)
Trung tâm Y tế Bộ Công Thương gặp mặt nhân ngày thầy thuốc Việt Nam (17-06-21 | 14:00)
Chương trình ca nhạc vì trẻ khuyết tật (17-06-21 | 13:59)
NẮM TÂN SỬU NÓI CHUYỆN VỀ CON TRÂU (16-02-21 | 09:11)
Một số chính sách áp dụng trong tháng 7 năm 2020 (01-07-20 | 09:40)
CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA HỒNG TRUNG QUỐC VỚI HỒNG ĐÀ LẠT (28-10-19 | 09:37)
CẦN CÓ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN CHO HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN (21-07-19 | 08:51)
Cách tính lương hưu , trợ cấp BHXH từ 1-7-2019 (03-07-19 | 09:56)
Cách tính lương mới từ 1-7-2019 (03-07-19 | 09:53)
Việt kiều Mỹ, ủng hộ cho trẻ khuyết tật Thiên Phước 200 USD (15-02-19 | 15:12)
Thông báo liên quan đến số diện thoại 0902858377 (06-09-17 | 14:57)
Địa chỉ khó khăn cần giúp đỡ (06-07-17 | 15:10)
Công ty ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO HIMA thăm Thiên Phước (26-11-16 | 22:47)
Lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm 12,4% (18-01-16 | 16:43)
  Trang 1/12: 1, 2, 3 ... 10, 11, 12  Sau
Thông tin liên hệ
Đào Trường San
Chi Hội trưởng
ĐT: 090 380 9212
san92122003@yahoo.com
64 Trần Hưng Đạo, P7
Q.5, TP. Hồ Chí Minh
 


Hỗ trợ trực tuyến
Tin - Bài mới nhất
DÒNG KÝ ỨC--Thơ Đào Trường San
(26-04-24 | 07:25)
CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 4 NĂM 2024
(24-04-24 | 09:56)
Điều lệ Chi hội
(24-04-24 | 09:47)
ĐÁM CƯỚI QUÊ-Thơ Đào Trường San
(24-04-24 | 09:45)
Together with Thien Phuoc ease the pain of agent orance
(24-04-24 | 08:37)
Giới thiệu Thiên Phước
(24-04-24 | 08:37)