NHỮNG NHÂN VẬT NỖI TIẾNG TUỔI THÌN Ở VIỆT NAM
1- Phan Đình Phùng:Giáp Thìn (1844 – 1895). Đỗ Đình nguyên làm quan Ngự sử. Lãnh tụ cần vương
chống Pháp (khởi nghĩa Hương Sơn ngót 10 năm).
2- Trần PhúGiáp Thìn(1904 – 1931): Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.
3- Đào Duy Anh: Giáp Thìn (1904 – 1988). Nhà sử học, học giả, tác giả Hán – Việt tự điển và nhiều công trình nghiên cứu lịch sử.
4- Nguyễn Lương Bằng: Giáp Thìn (1904 – 1979). Nhà cách mạng, năm 1969 là Phó Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
5- Lê Văn Linh: Bính Thìn (1376 – 1447). Khai quốc công thần nhà Lê, được phong đến chức Thái phó.
6- Phan Thanh Giản:
Bính Thìn (1796 – 1867). Tiến sĩ đầu tiên ở Nam Bộ, đi sứ Pháp về làm
Kinh lược sứ ở Vĩnh Long. Bị Pháp ép để mất ba tỉnh miền tây uống thuốc
độc tự tử.
7- Xuân Diệu: Bính Thìn (1916 – 1985). Nhà thơ tiêu biểu, nhà bình luận văn học sâu sắc.
8- Nguyễn Thượng Hiền:
Mậu Thìn (1628 – 1715). Đỗ Hoa giáp, làm đốc học, bỏ quan tham gia
phong trào Đông du với Phan Bội Châu. Cuối đời đi tu và mất ở Trung
Quốc.
9- Nguyễn Phan Chánh: Mậu Thìn (1892 – 1984). Hoạ sĩ nổi tiếng về tranh lụa.
10- Mạc Đĩnh Chi:
Canh Thìn (1280 – 1350). Trạng nguyên, làm quan đời Trần, nổi tiếng
liêm khiết, có tài văn hoạc. Đi sứ sang Trung Quốc được phong là Lưỡng
quốc trạng nguyên.
11- Trương Định:
Mậu Thìn (1760 – 1864). Chỉ huy nghĩa binh chống Pháp ở Nam kỳ, không
chấp nhận Hoà ước cho Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, được dân tôn là Bình
Tây Đại nguyên soái.
12- Nguyễn Quang Bích: Nhâm Thìn (1832 – 1890). Đỗ Hoàng Giáp, kiên quyết chống Pháp, hưởng ứng Cần Vương, lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Bắc kỳ.
NHỮNG VỊ THUỐC MANG TÊN RỒNG
Thực
ra rồng là con vật không có thật nên các phần cơ thể của nó không thể
có tác dụng y học như những con vật khác (lợn, chó, trâu, khỉ…). Nhưng
do tính linh thiêng, mạnh mẽ của rồng mà người ta dùng nó để đặt tên cho
nhiều vị thuốc đặc biệt.
Long nhãn (mắt rồng), là cùi nhãn phơi khô, sấy khô. Long nhãn là vị thuốc bổ chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, tim hay hồi hộp…Long nhãn có thể dùng ăn vặt hay để nấu chè cùng với những loại thực phẩm khác như hạt sen,ăn ngon, ngủ tốt.
Cao Ban long :Là
thứ cao nấu từ sừng hươu sao (hươu có đốm sao nên goi là ban long (rồng
đốm). Cao ban long là loại thuốc bổ quí rất tốt cho những người gầy
yếu, cơ thể suy nhược, ho lao, chẩy máu dạ dầy, đi tiểu nhiều, mồ hôi
trộm…Tuy nhiên giá Cao Ban Long loại tốt cũng không được rẻ.
Địa
long (rồng trong đất), là vị thuốc chế từ giun đất, đem rửa sạch, mổ
bụng, sấy khô, tán bột hoặc sắc lấy nước uống. Địa long chữa sốt rét,
cao huyết áp, xo cứng mạch máu, nhức đầu, hoa mắt…
Long
y (áo của rồng), chính là xác con rắn lột được dùng chữa trẻ con lên
cơn co giật, đau họng, làm thuốc sát trùng bôi chữa ghẻ lở…
Ô
long vĩ (đuôi rồng đen), thực ra ra bồ hóng đen dính mạng nhện trên gác
bếp đun bằng rơm rạ. Ô long vĩ là vị thuốc sát trùng, hay dùng trong
những trường hợp đứt cân đứt tay, chầy xước chẩy máu.
Long
não (óc rồng), chất mầu trắng, óng ánh, cất từ cây, lá, rễ của cây long
não. Là vị thuốc trợ tim, xoa bóp chữa đau nhức, thấp khớp, bôi xoa sát
trùng…
Phục long can (gan rồng, là vị thuốc chế từ đất giữa lòng bếp, bếp đun củi đặt trên nền bếp). Phải chăng vì đấtấy
mầu vàng như gan nên gọi là phục long can. Thuốc này tác dụng chữa băng
huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra huyết, nôn oẹ… rất công dụng.
Sưu tầm-Nguồn intenet